Cách Chơi

Hướng dẫn chơi chắn chi tiết nhất cho người mới bắt đầu

Chắn là một trong những hình thức chơi bài rất được người Việt Nam ưa chuộng và yêu thích. Trên thực tế, chơi chắn không quá khó. Để hiểu rõ hơn luật chơi, cách chơi đánh chắn chi tiết nhất, mời bạn đọc cùng theo dõi thông tin hướng dẫn chơi chắn qua bài viết của banthe247.com nhé!

1. Tìm hiểu bài chắn

Trên cơ sở nguồn gốc bài Tổ tôm, người ta sáng tạo ra hình thức chơi bài chắn, bao gồm hai phiên bản khác nhau được phân theo số lượng người tham gia. Trong đó, loại chắn thứ nhất gồm 4 người chơi (được gọi là chắn bí tứ), đây đồng thời cũng là loại chắn thông dụng nhất. Loại chắn thứ hai gồm 5 người chơi (được gọi là chắn bí ngũ).

Khác với bài Tổ tôm, người ta sử dụng hết 120 quân bài thì chỉ có khoảng 100 quân được sử dụng trong bài chắn, 20 quân còn lại được lược bớt bao gồm: Nhất sách, nhất vạn, nhất văn, lão và thang. Trong chắn, quân bài được nhận biết bằng hình ảnh và chữ, nhớ bài bằng cách nhìn vào hình ảnh tượng hình ở mặt quân bài hoặc dựa vào chữ ở đầu mỗi quân bài. Nhị, Tam, Tứ, Ngũ, Lục, Thất, Bát, Chi là những chữ nằm bên phía tay phải. Vạn, Văn, Sách là những chữ nằm bên tay trái.

Mẹo để nhớ các ký tự trong bài chắn thường được truyền miệng qua câu nói ngắn gọn như sau: “vạn vuông, văn chéo, sách loằng ngoằng”. Như vậy, những quân vạn thường có ký tự vuông, văn thì ký tự thường hình chéo và sách thì có ký tự hơi lằng ngoằng.

Xem ngay: Hướng dẫn chơi game bài Chắn chuẩn nhất tại banthe247.com

2. Hướng dẫn chơi chắn cho người mới

Mặc dù khá đơn giản với nhiều người, nhưng với những người mới chơi, cách chơi chắn phải được học một cách bài bản. Hướng dẫn chơi chắn sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về luật chơi, cách đánh chắn cũng như cách tính các lỗi phạt cơ bản trong chắn.

2.1. Số lượng tham gia trong bài chắn

Về cơ bản như đã giới thiệu ngay từ đầu, đánh chắn có hai hình thức chơi, dựa vào số lượng người chơi tham gia vào ván đầu. Loại chắn bí tứ được ưa chuộng nhất, do đó số lượng người chơi trong bài chắn thông thường sẽ bao gồm 4 người. Trong đó, tổng số bài sẽ được chia cho mỗi người, mỗi người được chia 19 lá, số lượng lá bài còn lại khi đã chia được đặt vào trung tâm (chính giữa) ván đấu, hay còn gọi là Nọc.

2.2. Cách chia bài chắn

Cụ thể, trong bài chắn, các quân bài sẽ được chia thành 5 phần, sau khi chia sẽ dư lại khoảng 5 quân bài. Người chơi lấy 5 quân lẻ này kết hợp với một phần bài bất kỳ để cấu thành Nọc. Kết hợp bài có thể tùy ý hoặc người thắng cuộc ở ván trước là người gộp. Tiếp đó, 1 quân trong chồng bài Nọc sẽ được rút ngẫu nhiên, lật quân bài lên vào một phần bài bất kỳ trong 4 phần bài còn lại và cấu thành một phần bài cái.

Sau đó, người chơi phải tiến hành bốc cái thì mới xác định được ai là người đánh đầu tiên và ai được phần bài nào. Cụ thể, có bốn người chơi tương ứng với các vị trí 1, 2, 3 và 4, sắp xếp sao lần lượt từ trái qua phải, đảm bảo người chơi số 2 và người chơi số 4 ngồi chéo nhau. Người chơi số 2 bốc cái được quân thất vạn, đếm từ B sẽ là 1, đến D sẽ là 7. Như vậy, phần bài cái thuộc về D. Từng người còn lại sẽ được chia những phần bài xung quanh phần bài cái. Phía phải bài cái được chia cho người chơi số 1 (nghĩa là người chơi có vị trí bên tay phải người được phần bài cái là người chơi số 4), phần tiếp nữa đưa cho người chơi số 2, còn phần bên trái bài cái được chia cho người chơi số 3.

Tương tự như các hình thức bài khác, xếp bài trong chắn phải cấu thành nên các dạng bài bao gồm: Chắn, ba đầu, cạ, què. Trong đó, hai quân bài giống hệt nhau được gọi là chắn, 3 quân bài khác chất cùng số là ba đầu, 2 quân bài khác chất cùng số là cạ, và những quân bài lẻ không thể kết hợp được gọi là què.

Tham khảo thêm: Top game đánh chắn đổi thưởng và hướng dẫn chơi cơ bản

2.3. Cách đánh chắn chi tiết

Hướng dẫn chơi chắn chỉ ra rằng, trong quá trình chơi, người chơi có thể thực hiện cách đánh chắn bằng những hành động như sau:

– Cửa chì: Tính từ trái qua phải, đây là cửa của người chơi được ưu tiên ăn.

– Bốc Nọc: Hành động bốc một quân bài trong Nọc, lật ngửa bài vào cửa chì.

– Ăn: Hành động kết hợp hai quân dưới và trên để tạo thành Cà hoặc Chắn.

– Chíu: Hành động ăn quân dưới chiếu nếu có 3 quân bài giống nhau, trong khi cũng có một quân tương tự ở dưới chiếu.

– Ù: Khi tất cả quân bài của người chơi (bao gồm 19 quân), kể cả những quân bài ăn được kết hợp với một quân được rút ra từ Nọc (bất kể người chơi nào rút) để tạo thành 10 bộ Cạ hoặc Chắn. Trong đó, phải đảm bảo có tối thiểu 6 Chắn.

2.4. Các lỗi phạt trong bài chắn

– Thứ nhất, lỗi ăn treo tranh: Hành động ăn Cạ trong khi ăn được thành Chắn.

– Thứ hai, hành động ăn thường trong khi Chíu được.

– Thứ ba, lỗi lấy quân chọn Cạ: Rút một quân trong hàng Cạ sẵn để thực hiện hành động ăn Cạ.

– Thứ tứ, lỗi ăn Cạ nhờ quân chờ: Hành động rút một quân chờ Ù để thực hiện hành động ăn Cạ.

– Thứ năm, lỗi ăn cạ nhờ quân Chắn: Hành động rút một quân Chắn có sẵn ra để thực hiện hành động ăn Cạ.

Xem thêm: Bí quyết trở thành cao thủ game đánh bài đổi thẻ cào

2.5. Các lỗi bắt phải đền trong đánh chắn

– Ăn chắn lại sau khi đã bỏ ăn chắn.

– Ăn cạ sau khi đã bỏ ăn chắn: Rút 1 quân ra để ăn cạ trong khi trước đó đã bỏ ăn chắn.

– Rút 1 quân ra để ăn cạ trong khi trước đó đã bỏ ăn cạ.

– Đánh chắn (đánh đúng con đó) trong khi trước đó đã bỏ không ăn.

– Đi ăn một cạ khác trong khi trước đó đã đánh một cạ.

– Sử dụng một quân được xé ra để ăn cạ trong khi trước đó sử dụng quân đó để đánh cạ.

– Ăn đúng quân mà trước đó đã sử dụng để đánh.

– Đánh chắn trong khi trước đó đã đánh chắn (đánh trùng chắn).

– Đánh tiếp một quân trong khi trước đó đã ăn quân đó.

– Tiếp tục ăn chắn cùng hàng trong khi trước đó đã ăn cạ.

– Đã ăn cạ trước đó nhưng lại tiếp tục đánh cạ.

– Đánh tiếp con cùng hàng trong khi trước đó đã ăn con cạ.

2.6. Cước sắc trong chắn

Trong quá trình đánh chắn bí tứ, có những trường hợp được ăn thêm tiền, hay còn gọi là cước, bao gồm:

– Bài ù không có gì đặc biệt, không cần xướng và có thể hạ bài xuống (Xuông).

– Ván trước đã treo tranh hoặc ù, ván sau cũng ú (Thông).

– Ù tại cửa chì của mình (Chì).

– Ù khi tròn bài, chỉ đúng với người được cái (Thiên ù).

– Ù khi chưa qua cửa chì (Địa ù).

– Trên bài có chi chi, bát sách, cửu vạn (Lèo).

– Trên bài có ba bộ tam bao gồm: Thất văn, tam sách, tam vạn (Tôm).

– Khi tất cả bài ù đều là quân đen (Bạch định).

– Khi bài đủ mười chắn (Thập thành).

– Khi bài có đúng tam quân đỏ (Tám đỏ).

– Có sẵn bốn quân giống nhau khi lên bài (Thiên khai).

– Khi bài có bốn con chi đỏ (Kính tứ chí).

– Khi cây ù là chính cây ăn bòn (Ù bòn).

– Có một chắn trong bài ú được hạ thuồng ăn thành hai chắn tương tự (Ăn bòn).

– Bài ù có chíu (Có chíu).

– Khi cây chíu cũng là ù (Chíu ù).

– Bạch thủ chi: Bài ù cây chi chi bạch thủ.

– Bài ù chì bạch thủ quân nhị vạn khi ăn một chắn ngũ vạn trên chiếu (Hoa rơi cửa phật). Bạn sẽ không được xướng thêm cược bạch thủ và cước chì nếu đã xướng cước này.

– Giống cước Hoa rơi cửa phật nhưng thay bằng bát vạn (Cá lội sân đình).

– Trên tay trong cây ù có chắn tứ vạn (xe), chắn ngũ vạn (nhà lầu) và chì bạch thủ nhị vạn (hoa đào) thì được gọi là cước Nhà lầu xe hơi hoa rơi cửa phật.

– Trên tay cây ù có chì bạch thủ bát vạn (cá), chắn ngũ sách (thuyền), chắn chi chi (ngư ông) thì được gọi là cước Ngư ông bắt cá.

– Có ù chì bạch thủ bát cá và ngũ thuyền dưới chiếu (Cá vọt mạn thuyền).

– Có chì bạch thủ nhị (hoa đào) và lục vạn (cầm cuốc) được gọi là cước cuốc đất trồng hoa.

Trên đây là tổng hợp hướng dẫn chơi chắn, hy vọng chúng sẽ giúp bạn nhanh hòa nhập với các trận đấu!

Xem thêm: Game bài vui – Game bài đổi thưởng miễn phí hay nhất 2021

Phương Anh

Phương Anh là một độc giả trên website: https://thcshiephoa.edu.vn/ chuyên về lĩnh vực giáo dục và thông tin hữu ích. Cô ấy rất đam mê học hành và luôn tìm kiếm những kiến thức mới để nâng cao trình độ của mình. Với sự tò mò và ham học hỏi, Phương Anh luôn đọc và tìm hiểu những thông tin mới nhất về các chủ đề liên quan đến giáo dục, sức khỏe và cuộc sống. Cô ấy mong muốn chia sẻ những kiến thức hữu ích của mình để giúp đỡ những người khác có thể học hỏi và phát triển bản thân một cách tốt nhất.

Related Articles

Back to top button