Hỏi đáp

Cách tính lương cơ bản theo quy định mới nhất năm 2022 – Fastdo

Lương cơ bản và cách tính lương cơ bản theo quy định mới nhất của Luật Doanh nghiệp đang là thắc mắc của rất nhiều người. Lương cơ bản là mức lương cơ sở để tính tiền công, tiền lương hàng tháng cho người lao động. Bài viết dưới đây của Fastdo sẽ cung cấp đến bạn các công thức tính lương cơ bản chính xác nhất.

>>> ĐỌC THÊM CÁC BÀI VIẾT KHÁC:

  • Cách tính tỷ lệ nghỉ việc và giải pháp giúp giảm tỷ lệ thôi việc
  • [TẢI MIỄN PHÍ] – 5 Mẫu quyết định tăng lương mới nhất 2022

1. Cách tính lương cơ bản theo thời gian

Công thức tính lương cơ bản theo thời gian là cách tính lương phổ biến nhất hiện nay. Để tính lương theo cách này, bạn cần phải nắm được các yếu tố như lương cơ bản, phụ cấp, ngày công thực tế. Dựa vào các yếu tố này, bạn sẽ có thể tính lương theo hai cách như sau:

  • Trường hợp doanh nghiệp không quy định ngày công chuẩn: Lương = Mức lương cơ bản + phụ cấp (nếu có)/ngày công chuẩn theo tháng x ngày công thực tế.
  • Trường hợp doanh nghiệp quy định ngày công chuẩn: Lương = Mức lương cơ bản + phụ cấp (nếu có)/26 x ngày công thực tế.

>>> ĐỌC THÊM: Hệ thống lương 3P là gì? 5 bất cập khi áp dụng 3P trong tổ chức

2. Công thức tính lương cơ bản theo sản phẩm

Công thức tính lương cơ bản theo sản phẩm được tính toán dựa trên chất lượng, số lượng sản phẩm hoặc phần trăm hoàn thành công việc. Do đó, cách tính lương cơ bản này đã gắn vào chặt năng suất lao động và mức thù lao được hưởng. Tính lương cơ bản theo sản phẩm sẽ có công thức như sau: Lương cơ bản theo sản phẩm = Đơn giá x Số lượng sản phẩm.

công thức tính lương cơ bản
Công thức tính lương cơ bản theo sản phẩm

>>> XEM THÊM: Điều kiện để công ty sản xuất phần mềm được ưu đãi thuế

3. Cách tính lương cơ bản theo doanh thu

Công thức tính lương cơ bản theo doanh thu là cách tính dựa trên doanh số mà nhóm hoặc cá nhân đạt được trong quá trình làm việc. Cách tính lương cơ bản này được sử dụng phổ biến trong các công ty kinh doanh sản phẩm hay cho nhân viên kinh doanh, nhân viên bán hàng.

cách tính lương cơ bản
Cách tính lương cơ bản theo doanh thu

>>> ĐỌC THÊM: Lương tháng 13 nhận khi nào? Điều người lao động cần nắm

4. Công thức tính lương cơ bản theo hình thức lương khoán

Cách tính lương cơ bản theo hình thức lương khoán là hình thức tính lương theo đúng khối lượng công việc mà người lao động đã hoàn thành dựa trên thỏa thuận giữa các bên. Chính vì tính chất trên, hình thức tính lương cơ bản này thường được áp dụng cho công việc mang tính thời vụ.

Cách tính lương cơ bản theo hình thức này sẽ có công thức như sau: Lương = Lương khoán x Tỷ lệ phần trăm hoàn thành công việc.

cách tính lương cơ bản
Công thức tính lương cơ bản theo hình thức lương khoán

>>> ĐỌC NGAY: Kế toán trưởng: Vị trí quan trọng và những yêu cầu nghiêm ngặt

5. Cách tính lương cơ bản cho nhân viên làm thêm giờ

Lương làm theo giờ là mức lương được trả khi người lao động thực hiện công việc ngoài giờ làm như làm vào ban đêm, làm vào các ngày nghỉ, cuối tuần… Trong trường hợp này, người lao động sẽ được hưởng mức tiền làm thêm giờ theo quy định tại Điều 97 Bộ luật Lao động 2012.

cách tính lương cơ bản và tăng ca
Cách tính lương cơ bản đối với nhân viên làm thêm giờ

>>> XEM THÊM: Mô tả công việc Kế toán trưởng trong Doanh nghiệp

6. Mức tính lương cơ bản theo quy định mới nhất 2021

Hiện nay, pháp luật đã cập nhập cách tính lương cơ bản và mức lương cơ bản mới. Mức tính lương cơ bản theo quy định mới nhất sẽ được quy định như sau:

6.1 Đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp tư nhân

Mức lương dùng để đóng bảo hiểm xã hội hiện nay đã bao gồm phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Ngoài ra, mức lương cơ bản ở doanh nghiệp tư nhân được tính dựa theo mức lương tối thiểu theo vùng mà Chính phủ quy định hàng năm. Mức lương cơ bản của người lao động ở các doanh nghiệp tư nhân theo các vùng là:

  • Vùng I: 4.420.000 đồng/tháng.
  • Vùng II: 3.920.000 đồng/tháng.
  • Vùng III: 3.430.000 đồng/tháng.
  • Vùng IV: 3.070.000 đồng/tháng.
cách tính lương cơ bản
Lương cơ bản ở doanh nghiệp tư nhân

>>> ĐỌC NGAY: Mẫu mô tả công việc kế toán bán hàng chi tiết 2022

6.2 Đối với người lao động làm việc ở cơ quan Nhà nước

Mức lương làm việc ở cơ quan Nhà nước được tính dựa trên hệ số lương x lương cơ sở. Tuy nhiên, tùy vào các cấp bậc tốt nghiệp, trình độ, chức vụ và nghề nghiệp mà hệ số lương sẽ được tính khác nhau. Mức tính lương cơ bản tại các cơ quan Nhà nước được quy định cụ thể như sau:

  • 01/01/2020 – 30/6/2020: 1.490.000 đồng/tháng (Nghị định 38/2019/NĐ – CP).
  • 01/7/2020 – 31/12/2020: 1.600.000 đồng/tháng (Nghị quyết 86/2019/QH14).
cách tính lương cơ bản của cán bộ công chức
Lương cơ bản ở cơ quan Nhà nước

>>> ĐỌC NGAY: Hạn nộp tờ khai quý chi tiết mà Doanh nghiệp cần nắm

7. Một số khái niệm cần nắm trong nguyên tắc tính lương

Tùy thuộc vào từng cơ quan, tổ chức, lĩnh vực mà cách tính lương cơ bản nhân viên sẽ được áp dụng khác nhau. Tuy nhiên, trước khi bắt đầu thực hiện tính lượng, bạn phải nắm được một số khái niệm dưới đây:

  • Tiền lương cấp bậc: Được áp dụng dựa trên số lượng và chất lượng công việc của người lao động.
  • Hệ số lương cấp bậc: Là căn cứ để doanh nghiệp trả lương cho người lao động theo chất lượng và điều kiện lao động sau khi hoàn thành công việc.
  • Mức lương: Là lượng tiền được trả cho người lao động phù hợp với cấp bậc trong thang lương.
  • Thang lương: Là quan hệ giữa các vị trí công việc theo trình tự và cấp bậc về tiền lương. Mỗi bậc thang lương sẽ có hệ số cấp bậc và tỷ lệ tiền lương khác nhau.
cách tính lương cơ bản
Một số khái niệm cần nắm trong nguyên tắc tính lương

>>> XEM NGAY: Lương tháng 13 và thưởng tết giống hay khác nhau? Điều người lao động cần nắm

8. Công cụ tự động hóa quy trình tính lương, chấm công F-HRs

F-HRs là công cụ hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình quản trị nhân sự và chấm công, tính lương. Công cụ F-HRs được trang bị công cụ tự động tính toán và hệ thống dữ liệu chấm công nhằm giúp doanh nghiệp đơn giản hóa quy trình tính lương, chấm công. Sử dụng F-HRs sẽ giúp doanh nghiệp quản lý bảng lương của nhân viên một cách hiệu quả, nhanh chóng hơn.

cách tính lương cơ bản
Công cụ tự động hóa quy trình tính lương, chấm công F-HRs

Bên cạnh đó,F-HRs còn hỗ trợ doanh nghiệp rất nhiều trong công việc chấm công, tính lương bằng các tính năng nổi bật như:

  • Hỗ trợ doanh nghiệp tính công lương cho nhân viên theo thời gian thực.
  • Hỗ trợ quản lý khung năng lực để doanh nghiệp đánh giá nhân viên dễ dàng.
  • Toàn bộ thông tin đều được lưu trữ và đồng bộ hóa trên một nền tảng.
  • Cấu trúc tổ chức được tổ chức theo mô hình nhóm, phòng ban giúp quản lý tra cứu thông tin dễ dàng.

>>>> KHÁM PHÁ NGAY:

  • Cách quy đổi lương Net sang Gross, Gross sang Net chuẩn
  • Sổ tay nhân viên là gì? Thiết kế sổ tay nhân sự cho DN
  • 6 cách chấm công nhân viên phổ biến nhất hiện nay
  • 17 cuốn sách hay về quản trị nhân sự bạn nên đọc nhất
  • 15 cách tạo động lực cho nhân viên và bài học rút ra từ đại dịch COVID-19

Trên đây là tất cả những thông tin về cách tính lương cơ bản theo quy định mới nhất cũng như công cụ tính lương hiệu quả mà chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn. Nếu bạn có nhu cầu sử dụng phần mềm F-HRs thì hãy liên hệ cho chúng tôi qua thông tin dưới đây để được tư vấn cụ thể nhé!

Phương Anh

Phương Anh là một độc giả trên website: https://thcshiephoa.edu.vn/ chuyên về lĩnh vực giáo dục và thông tin hữu ích. Cô ấy rất đam mê học hành và luôn tìm kiếm những kiến thức mới để nâng cao trình độ của mình. Với sự tò mò và ham học hỏi, Phương Anh luôn đọc và tìm hiểu những thông tin mới nhất về các chủ đề liên quan đến giáo dục, sức khỏe và cuộc sống. Cô ấy mong muốn chia sẻ những kiến thức hữu ích của mình để giúp đỡ những người khác có thể học hỏi và phát triển bản thân một cách tốt nhất.

Related Articles

Back to top button