Sử

Lý thuyết Lịch sử 11 Bài 12: Nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế

Lý thuyết Lịch sử 11 Bài 12: Nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1919 – 1939)

I. Nước Đức trong những năm 1918 – 1923

1. Nước Đức và cao trào cách mạng 1918 – 1923

a. Tình hình nước Đức trong những năm 1918 – 1923

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Đức là nước bại trận; mâu thuẫn xã hội gay gắt.

– Cuộc cách mạng dân chủ tư sản tháng 11/1918 đã lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, thiết lập chế độ cộng hòa tư sản (Cộng hòa Vaima).

– Tháng 6/1919, Đức kí hòa ước Véc-xai với những điều khoản hết sức nặng nề.

Lý thuyết Lịch sử Bài 12: Nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1919 - 1939) | Lịch sử lớp 11 (ảnh 1)

– Nước Đức lâm vào tình trạng khủng hoảng, kiệt quệ.

+ Đồng Mác sụt giá nghiêm trọng.

Lý thuyết Lịch sử Bài 12: Nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1919 - 1939) | Lịch sử lớp 11 (ảnh 1)

+ Đời sống các tầng lớp nhân dân khó khăn, khổ cực.

b. Cao trào cách mạng 1918 – 1923

Từ 1919 – 1923 phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân, nhân dân lao động Đức dâng cao dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng Cộng sản Đức => đỉnh cao là sự ra đời của nhà nước Cộng Hoà Ba-vi-e (1919),…

Lý thuyết Lịch sử Bài 12: Nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1919 - 1939) | Lịch sử lớp 11 (ảnh 1)

– Từ 10/1923 cao trào cách mạng tạm lắng do sự đàn áp của chính quyền tư sản.

2. Những năm ổn định tạm thời (1924 – 1929)

Từ cuối năm 1923 kinh tế, chính trị, xã hội Đức ổn định.

– Kinh tế: sản xuất công nghiệp phát triển mạnh; quá trình tập trung sản xuất diễn ra mạnh, các tập đoàn tư bản lớn xuất hiện.

– Chính trị:

+ Chế độ cộng hòa Vaima được củng cố, quyền lực của giới tư bản được tăng cường.

+ Vị trí quốc tế của Đức được phục hồi.

II. NƯỚC ĐỨC TRONG NHỮNG NĂM 1929 – 1939

1. Khủng hoảng kinh tế và quá Đảng Quốc xã lên cầm quyền

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới cuối năm 1929 đã giáng đòn nặng nề khiến Đức lâm vào khủng hoảng trầm trọng.

– Các thế lực phản động, hiếu chiến, đặc biệt là Đảng Quốc xã này càng mở rộng ảnh hưởng trong quần chúng.

Đảng Cộng sản Đức kiên quyết đấu tranh song không ngăn cản được quá trình bành trưởng ảnh hưởng của Đảng Quốc xã.

Ngày 30/1/1933, Hit-le lên làm Thủ tướng. Chủ nghĩa phát xít thắng thế ở Đức.

Lý thuyết Lịch sử Bài 12: Nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1919 - 1939) | Lịch sử lớp 11 (ảnh 1)

2. Nước Đức trong những năm 1933 – 1939

– Chính trị: công khai khủng bố của Đảng phái dân chủ tiến bộ; thiết lập nền chuyên chính độc tài do Hit-le làm thủ lĩnh tối cao và tuyệt đối.

Lý thuyết Lịch sử Bài 12: Nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1919 - 1939) | Lịch sử lớp 11 (ảnh 1)

– Kinh tế: tổ chức nền kinh tế theo hướng tập trung mệnh lệnh, phục vụ nhu cầu quân sự.

– Đối ngoại: tăng cường các hoạt động chuẩn bị chiến tranh:

+ Ra lệnh tổng động viên quân dịch (1935).

+ Kí với Nhật Bản “Hiệp ước chống Quốc tế Cộng sản” hình thành khối Trục phát xít.

Lý thuyết Lịch sử Bài 12: Nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1919 - 1939) | Lịch sử lớp 11 (ảnh 1)

Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 12: Nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)

Lý thuyết Bài 13: Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939)

Lý thuyết Bài 14: Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939)

Lý thuyết Bài 15: Phong trào cách mạng ở Trung Quốc và Ấn Độ (1918 – 1939)

Lý thuyết Bài 16: Các nước Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939)

Lý thuyết Bài 17: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)

Phương Anh

Phương Anh là một độc giả trên website: https://thcshiephoa.edu.vn/ chuyên về lĩnh vực giáo dục và thông tin hữu ích. Cô ấy rất đam mê học hành và luôn tìm kiếm những kiến thức mới để nâng cao trình độ của mình. Với sự tò mò và ham học hỏi, Phương Anh luôn đọc và tìm hiểu những thông tin mới nhất về các chủ đề liên quan đến giáo dục, sức khỏe và cuộc sống. Cô ấy mong muốn chia sẻ những kiến thức hữu ích của mình để giúp đỡ những người khác có thể học hỏi và phát triển bản thân một cách tốt nhất.

Related Articles

Back to top button