Sử

Sơ đồ tư duy Lịch sử 12 Bài 9: Quan … – Trường THPT Đông Thụy Anh

Để học tốt lịch sử 12, bên cạnh việc trả lời câu hỏi SGK lịch sử 12, cần hệ tóm tắt lý thuyết bài theo sơ đồ tư duy lịch sử 12. THPT Đông Thụy Anh biên tập sơ đồ tư duy lịch sử 12 bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh

Sơ đồ tư duy Lịch sử 12 Bài 9: Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh

A. Tóm tắt lịch sử 12 bài 9 để vẽ sơ đồ tư duy lịch sử 12 bài 9

Sau thế chiến II, ”Chiến tranh lạnh giữa hai siêu cường là Liên xô và Mỹ, chi phối các quan hệ quốc tế.

I. MÂU THUẪN ĐÔNG – TÂY VÀ SỰ KHỞI ĐẦU CỦA ”CHIẾN TRANH LẠNH ”.

1. Nguồn gốc mâu thuẫn Đông – Tây:

Sau chiến tranh quan hệ Xô – Mỹ chuyển từ liên minh chống phát xít sang thế đối đầu và tình trạng ”chiến tranh lạnh ”.

* Nguyên nhân: do sự đối lập nhau về mục tiêu và chiến lược.

– Liên Xô: chủ trương duy trì hòa bình, an ninh thế giới, bảo vệ những thành quả của chủ nghĩa xã hội và đẩy mạnh phong trào cách mạng thế giới.

– Mỹ:

+ Chống phá Liên Xô và phe XHCN, chống phong trào cách mạng, mưu đồ làm bá chủ thế giới.

+ Lo ngại trước ảnh hưởng to lớn của Liên Xô và Đông Âu, sự thắng lợi của CHND Trung Quốc, CNXH đã trở thành hệ thống thế giới từ Âu sang Á.

+ Sau CTTG II, là nước tư bản giàu mạnh nhất, nắm độc quyền vũ khí nguyên tử, tự cho mình có quyền lãnh đạo thế giới.

2. Diễn biến ”chiến tranh lạnh ”:

a) Khởi đầu: 12-03-1947, Tổng thống Tru-man gửi thông điệp tới Quốc hội Mỹ khẳng định: sự tồn tại của Liên Xô là nguy cơ lớn đối với nước Mỹ và đề nghị viện trợ cho Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ, biến hai nước này thành căn cứ tiền phương chống Liên Xô.

Học thuyết Tru-man:

+ Củng cố chính quyền phản động và đẩy lùi phong trào đấu tranh ở Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ. + Biến hai nước này thành tiền đồn chống Liên Xô và Đông Âu.,

b) ”Kế hoạch Marshall ”(Mác san ) (06.1947):

+ Viện trợ 17 tỷ đô la giúp Tây Âu khôi phục kinh tế,

+ ”Kế hoạch Marshall ”của Mỹ đã tạo nên sự đối lập về kinh tế và chính trị giữa các nước Tây Âu TBCN và các nước Đông Âu XHCN.

c) Thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO)ngày 4-4-1949, là liên minh quân sự lớn nhất của các nước tư bản phương Tây do Mỹ đứng đầu chống Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu.

– Tháng 1-1949 Liên xô và Đông Âu thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV)

– Tháng 5-1955 thành lập Tổ chức Hiệp ướcVác-xa-va (Varsava), một liên minh chính trị – quân sự mang tính chất phòng thủ của các nước XHCN châu Âu.

* Như vậy:sự ra đời của NATO, Vácxava, kế hoạch Mac -san, khối SEV đã đánh dấu sự xác lập cục diện hai cực, hai phe. ”Chiến tranh lạnh ” đã bao trùm toàn thế giới.

II. SỰ ĐỐI ĐẦU ĐÔNG – TÂY VÀ NHỮNG CUỘC CHIẾN TRANH CỤC BỘ ÁC LIỆT.

III. XU THẾ HÒA HOÃN ĐÔNG TÂY VÀ ”CHIẾN TRANH LẠNH ” CHẤM DỨT.

1. Những biểu hiện của xu thế hòa hoàn Đông – Tây.

+ Đầu những năm 70, xu hướng hòa hoãn Đông – Tây xuất hiện với những cuộc thương lượng Xô – Mỹ.

+ Ngày 9/11/1972, hai nước Đông và Tây Đức ký kết tại Bon Hiệp định về những cơ sở quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức làm tình hình châu Âu bớt căng thẳng.

+ 1972, Xô – Mỹ thỏa thuận hạn chế vũ khí chiến lược, ký Hiệp ước ABM (Hiệp ước Chống tên lửa đạn đạo), SALT-1 (Hiệp định hạn chế vũ khí tiến công chiến lược), đánh dấu sự hình thành thế cân bằng về quân sự và vũ khí hạt nhân chiến lược giữa hai cường quốc.

+ Tháng 8/1975, 35 nước châu Âu và Mỹ, Canađa đã ký Định ước Hen-xin-ki, khẳng định quan hệ giữa các quốc gia và sự hợp tác giữa các nước, tạo nên một cơ chế giải quyết các vấn đề liên quan đến hòa bình, an ninh ở châu lục này.

+ Từ 1985, nguyên thủ Xô – Mỹ tăng cường gặp gỡ, ký kết nhiều văn kiện hợp tác kinh tế – KHKT, trọng tâm là thuận thủ tiêu tên lửa tầm trung châu Âu (INF), cắt giảm vũ khí chiến lược và hạn chế chạy đua vũ trang.

2. Chiến tranh lạnh kết thúc

Tháng 12/1989, tại Man-ta (Malta- Địa Trung Hải ), Xô – Mỹ tuyên bố chấm dứt ”Chiến tranh lạnh ”để ổn định và củng cố vị thế của mình.

* Nguyên nhân khiến Xô – Mỹ kết thúc ”chiến tranh lạnh ”:

+ Cả hai nước đều quá tốn kém và suy giảm “thế mạnh” nhiều mặt.

+ Đức, Nhật Bản, Tây Âu vươn lên mạnh, trở thành đối thủ cạnh tranh gay gắt với Mỹ.

+ Liên Xô lâm vào tình trạng trì trệ, khủng hoảng. Xô -Mỹ thoát khỏi thế đối đầu để ổn định và củng cố vị thế của mình.

* Ý nghĩa: Chiến tranh lạnh chấm dứt mở ra chiều hướng giải quyết hòa bình các vụ tranh chấp, xung đột ở nhiều khu vực: Afganistan, Campuchia, Namibia…

IV. THẾ GIỚI SAU ”CHIẾN TRANH LẠNH ”.

– Từ 1989 – 1991, chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu tan rã. Ngày 28/6/1991, khối SEV giải thể

– 01/07/1991, Tổ chức Varsava chấm dứt hoạt động.

– Trật tự ”hai cực ” Yalta sụp đổ, phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô ở châu Âu và châu Á mất đi, ảnh hưởng của Mỹ cũng bị thu hẹp ở nhiều nơi.

– Từ 1991, tình hình thế giới có nhiều thay đổi to lớn và phức tạp:

+ Trật tự hai cực I-an-ta sụp đổ. Một trật tự thế giới đang dần dần hình thành theo xu hướng đa cực.

+ Các quốc gia tập trung phát triển kinh tế.

+ Mỹ đang ra sức thiết lập một trật tự thế giới ”đơn cực” để làm bá chủ thế giới, nhưng không thực hiện được.

+ Sau ”chiến tranh lạnh”, nhiều khu vực thế giới không ổn định, nội chiến, xung đột quân sự kéo dài (Ban-căng, châu Phi, Trung Á).

Sang thế kỷ XXI, xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển đang diễn ra thì vụ khủng bố 11/09/2001 ở nước Mỹ đã đặt các quốc gia, dân tộc đứng trước những thách thức của chủ nghĩa khủng bố với những nguy cơ khó lường, gây ra những tác động to lớn, phức tạp với tình hình chính trị thế giới và trong quan hệ quốc tế.

Ngày nay, các quốc gia dân tộc vừa có những thời cơ phát triển thuận lợi, đồng thời vừa phải đối mặt với những thách thức vô cùng gay gắt.

B. Sơ đồ tư duy lịch sử 12 bài 9

1. Sơ đồ tư duy lịch sử 12 bài 9 ngắn gọn

Sơ đồ tư duy Lịch sử 12 Bài 9: Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh (ảnh 2)

Sơ đồ tư duy Lịch sử 12 Bài 9: Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh (ảnh 3)

2. Sơ đồ tư duy lịch sử 12 bài 9 chi tiết

Sơ đồ tư duy Lịch sử 12 Bài 9: Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh (ảnh 4)

Sơ đồ tư duy Lịch sử 12 Bài 9: Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh (ảnh 5)

C. Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 9

Câu 1. Sự kiện nào không phải là khởi đầu cho chính sách chống Liên Xô của Mỹ là

A. đưa ra học thuyết Truman.

B. đưa ra kế hoạch Macsan.

C. lôi kéo 11 nước thành lập khối NATO

D. đưa ra chiến lược “Cam kết và mở rộng”

Câu 2. Vì sao mâu thuẫn Đông – Tây lại hình thành sau khi chiến tranh thế giới thứ II kết thúc.

A. Sự đối lập về mục tiêu và chiến lược.

B. Sự lớn mạnh của Nhật Bản, Tây Âu.

C. Sự hình thành và phát triển của EU.

D. Sự hình thành trật tự hai cực Ianta.

Câu 3. Khối quân sự NATO ra đời nhằm mục đích gì?

A. Bảo vệ nước Mĩ và châu Âu

B. Chống lại Liên Xô và các nước XHCN.

C. Chống lại tổ chức hiệp ước Vacsava.

D. Biến Mỹ la tinh thành sân sau của Mỹ.

Câu 4: Xu thế hòa hoãn Đông -Tây và chiến tranh lạnh chấm dứt trong thời gian nào?

A. Những năm 50 của thế kỷ XX.

B. Những năm 60 của thế kỷ XX.

C. Những năm 70 của thế kỷ XX.

D. Những năm 80 của thế kỷ XX.

Câu 5. Liên Xô và Mỹ tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh vì:

A. Do chạy đua vũ trang gây tốn kém

B. Mỹ vươn lên thành nước tư bản giàu mạnh

C. Sự thành công của cách mạng Trung Quốc

D. Sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu

Câu 6. Tổ chức Vacsava là:

A. Tổ chức hợp tác kinh tế của các nước XHCN ở châu Âu.

B. Tổ chức Liên minh chính trị của các nước XHCN ở châu Âu.

C. Liên minh chính trị, quân sự mang tính phòng thủ của các nước XHCN.

D. Tổ chức liên minh phòng thủ về quân sự của các nước XHCN ở châu Âu.

Câu 7: Xu hướng hòa hoãn Đông – Tây đã xuất hiện trong thời gian nào?

A. Từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX.

B. Nửa sau những năm 70 của thế kỉ XX.

C. Nửa đầu những năm 80 của thế kỉ XX.

D. Nửa sau những năm 80 của thế kỉ XX.

Câu 8. Nội dung nào dưới đây không phải là hậu quả của Chiến tranh lạnh?

A. Thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng

B. Chi phí một khối lượng lớn về tiền và của.

C. Sự đối lập về mục tiêu giữa Liên Xô và Mỹ.

D. Mối quan hệ đồng minh chống phát xít bị phá vỡ.

Câu 9. Ghép mốc thời gian ở cột A cho phù hợp với sự kiện ở cột B.

A

B

12/3/1947 Định ước Henxiki được kí kết. 12/1989 Liên Xô và Mĩ kí hiệp ước về việc hạn chế hệ thống tên lửa 8/1975 Mĩ đưa ra học thuyết Truman 26/5/1972 Cuộc gặp gỡ của M.Gốp ba chốp và G.Bus(cha)

Câu 10. Khối quân sự NATO còn có tên gọi khác là?

A. Tổ chức phòng thủ chung châu Âu.

B. Liên minh quân sự châu Âu.

C. Hiệp ước phòng thủ chung châu Âu.

D. Tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương

Câu 11. Sự kiện nào đánh dấu sự xác lập của cục diện hai cực, hai phe sau chiến tranh thế giới thứ hai.

A. Mĩ đưa ra học thuyết Truman chống lại Liên Xô và các nước XHCN

B. Sự ra đời của NATO và tổ chức Hiệp ước Vác sava

C. Liên Xô và các nước XHCN thành lập khối SEV

D. Mĩ đưa ra kế hoạch Macsan để phục hưng châu Âu

Câu 12. vì sao mĩ thực hiện kế hoạch Macsan?

A. Mĩ muốn giúp các nước châu Âu khôi phục kinh tế sau chiến tranh.

B. Tập hợp các nước Tây Âu vào liên minh chống Liên Xô.

C. Vì các nước tây Âu cùng phát triển theo con đường TBCN.

D. Để thực hiện những thỏa thuận của hội nghị Ianta.

Câu 13. Để thực hiện mưu đồ bá chủ thế giới Mĩ lo ngại nhất điều gì?

A. Chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống thế giới

B. Sự vươn lên của Nhật Bản, Tây Âu

C. Sự thành công của cách mạng Trung Quốc

D. Liên Xô xây dựng thành công CNXH

Câu 14. Quan hệ đồng minh giữa Liên Xô và Mỹ trong chiến tranh thế giới thứ 2 tan vỡ vì lí do nào?

A. Mỹ phát động chiến tranh lạnh chống Liên Xô

B. Sự đối lập về mục tiêu giữa Mỹ và Liên Xô

C. Mỹ đưa ra học thuyết Truman.

D. Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử

Câu 15. Học thuyết Truman đã khởi đầu cho cuộc chiến tranh nào của Mỹ?

A. Chiến tranh lạnh

B. Chiến tranh sinh học

C. Chiến tranh hạt nhân

D. Chiến tranh thế giới thứ 2

Câu 16. Kế hoạch Macsan của Mỹ là

A. xâm lược Đông Âu

B. kế hoạch phát triển châu Âu

C. kế hoạch khôi phục kinh tế Tây Âu

D. viện trợ không hoàn lại cho châu Âu.

Câu 17. Sau chiến tranh thế giới thứ 2 Mỹ có ưu thế gì về vũ khí?

A. Có tàu ngầm

B. Nhiều hạm đội trên biển

C. Nắm độc quyền vũ khí nguyên tử

D. Chế tạo nhiều vũ khí thông thường mới

Câu 18. Tại sao Mỹ tự cho mình quyền lãnh đạo thế giới?

A. Kinh tế Mỹ giàu nhất thế giới

B. Mỹ là thành viên thường trực Liên Hiệp Quốc

C. Thắng trận trong chiến tranh thế giới 2.

D. Mỹ nắm độc quyền vũ khí nguyên tử

Câu 19. Khối quân sự NATO ra đời nhằm mục đích gì?

A. Giúp đỡ các nước Tây Âu

B. Đàn áp phong trào cách mạng Tây Âu

C. Chống lại Liên Xô và các nước XHCN

D. Chuẩn bị cho cuộc chiến tranh thế giới mới

Câu 20. Chiến tranh lạnh kết thúc vào thời gian nào?

A. Năm 1973

B. Năm 1985

C. Năm 1989

D. Năm 1991

Câu 21: Sau chiến tranh thế giới thứ hai mưu đồ bao quát nhất của Mĩ là:

A. Làm bá chủ toàn thế giới

B. Tiêu diệt Liên Xô và các nước XHCN

C. Tiêu diệt phong trào công nhân ở các nước TBCN

D. Tiêu diệt phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mĩlatinh

Câu 22:Đầu tháng 8-1975, 33 nước châu Âu cùng với những nước nào kí kết Định ước Hen-xin-ki?

A. Mĩ và Anh

B. Mĩ và Pháp

C. Mĩ và Liên Xô

D. Mĩ và Ca-na-đa

Câu 23: Những năm 1989 – 1991 diễn ra sự kiện gì gắn với công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô và các nước Đông Âu?

A. Chế độ XHCN tan rã ở Đông Âu và Liên Xô

B. Liên Xô và các nước Đông Âu lâm vào tình trạng trì trệ

C. Liên Xô và các nước Đông Âu cắt đứt quan hệ với nhau

D Chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu bước vào thời kì phát triển, ổn định

Câu 24. Ngày 28-6-1991 diễn ra sự kiện gì gắn với các nước xã hội chủ nghĩa?

A. Chế độ XHCN tan rã ở Đông Âu và Liên Xô

B. Hội đồng Tương trợ kinh tế tuyên bố giải thể

C. Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va tuyên bố chấm dứt hoạt động

D. Liên Xô tuyên bố cắt đứt quân hệ với các nước Đông Âu.

Câu 25. Sự kiện ngày 11-9-2001 đã dặt các quốc gia – dân tộc đứng trước những thách thức gì?

A. Chủ nghĩa dân tộc

B. Chủ nghĩa khủng bố

C. Chiến tranh năng lượng

D. Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc

Câu 26. Trật tự thế giới “hai cực” sụp đổ, những trật tự thế giới mới lại được hình thành như thế nào?

A. Xu hướng “đơn cực”

B. Xu hướng “đa cực”

C. Xu hướng chia sẻ hợp tác

D. Xu thế hòa bình hợp tác

Câu 27. Trât tự thế giới “hai cực Ianta” sụp đổ vào năm nào?

A. Năm 1975

B. Năm 1985

C. Năm 1989

D. Năm 1991

Câu 28. Sự kiện nào không nằm trong tình hình thế giới sau chiến tranh lạnh?

A. Trật tự thế giới mới đang trong quá trình hình thành

B. Mĩ ra sức thiết lập trật tự thế giới mới “một cực”

C. Ở nhiều khu vực nội chiến, xung đột vẫn diễn ra thường xuyên

D. Liên Xô và Mĩ thiết lập mỗi quan hệ ngoại giao về hợp tác kinh tế

Câu 29. Chiến tranh lạnh bao chùm thế giới do?

A. Mĩ ra sức thiết lập trật tự thế giới mới “một cực”

B. Sự ra đời của NATO và tổ chức Hiệp ước Vacsava

C. Nhật Bản, Tây Âu vươn lên cạnh tranh thách thức với Liên Xô và Mĩ

D. Liên Xô và Mĩ kí Hiệp ước về việc hạn chế hệ thống phòng chống tên lửa

Câu 30. Sự kiện nào đánh dấu sự tan vỡ mỗi quan hệ đồng minh chống phát xít giữa Mĩ và Liên Xô?

A. Sự thỏa thuận đóng quân giữa Mĩ và Liên Xô tại Hội nghị Ianta

B. Việc Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử

C. Sự ra đòi của chủ nghĩa “Truman” và “Chiến tranh lạnh”

D. Sự ra đời của khối NATO và Hiệp ước Vacsava

Tác giả: Trường THPT Đông Thụy Anh

Chuyên mục: Giáo Dục

Phương Anh

Phương Anh là một độc giả trên website: https://thcshiephoa.edu.vn/ chuyên về lĩnh vực giáo dục và thông tin hữu ích. Cô ấy rất đam mê học hành và luôn tìm kiếm những kiến thức mới để nâng cao trình độ của mình. Với sự tò mò và ham học hỏi, Phương Anh luôn đọc và tìm hiểu những thông tin mới nhất về các chủ đề liên quan đến giáo dục, sức khỏe và cuộc sống. Cô ấy mong muốn chia sẻ những kiến thức hữu ích của mình để giúp đỡ những người khác có thể học hỏi và phát triển bản thân một cách tốt nhất.

Related Articles

Back to top button