افلام نيك جامد 3gpkings.pro سحاق بنات مصري desiscandle potnhub.org indian webcam videos سكس واضح 3gpjizz.info سكس الخدمه kajal agarwal porn gangbangporntrends.com gujarati choda chodi اجمل كس في العالم aflamsexaraby.com ضحك سكس harem impregnation hentai xhentaihd.org nu wa hentai milf neighbour porn bustyporn.info free porn aloha sunny leone hot xvideos porngonzo.mobi pregnant anal sex antarvadna afiporn.net www.xnxxx.xom xxxpunjab eromoms.info xxxdatcom lavanya tripathixxx sumotube.mobi shakilasexvideo ileana hot videos roxtube.mobi porn short video naked photos of radhika apte freepakistanixxx.com telugu videos x randids hugevids.mobi sexy video borivali wwwe xxxx tubepatrolporn.com blue film chudai video
Sử

Sơ đồ tư duy Lịch sử 12 Bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt

Để học tốt lịch sử 12, bên cạnh việc trả lời câu hỏi SGK lịch sử 12, cần hệ tóm tắt lý thuyết bài theo sơ đồ tư duy lịch sử 12. THPT Đông Thụy Anh biên tập sơ đồ tư duy lịch sử 12 bài 12 Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925

A. Tóm tắt lịch sử 12 bài 12 để vẽ sơ đồ tư duy lịch sử 12 bài 12

I. NHỮNG CHUYỂN BIẾN MỚI VỀ KINH TẾ, CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI Ở VIỆT NAM SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT

1. Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp.

a. Hoàn cảnh:

– Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, các nước thắng trận phân chia lại thế giới, hình thành hệ thống Véc xai – Oasingtơn (Versailles – Washington.)

– Hậu quả chiến tranh làm các cường quốc tư bản châu Âu gặp khó khăn, nước Pháp bị thiệt hại nặng.

– Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi, Nga Xô viết được thành lập, Quốc tế cộng sản ra đời. – Tình hình trên tác động mạnh đến Việt Nam.

b. Chính sách khai thác thuộc địa lần hai của Pháp:

Ở Đông Dương, chủ yếu là Việt Nam, Pháp thực hiện khai thác thuộc địa lần hai, từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến trước khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933.)

* Kinh tế: Pháp đầu tư mạnh với tốc độ nhanh, quy mô lớn vào các ngành kinh tế ở Việt Nam, từ 1924 – 1929, số vốn đầu tư khoảng 4 tỉ phrăng.

+ Nông nghiệp: đầu tư nhiều nhất, mở rộng diện tích đồn điền cao su, nhiều công ty cao su được thành lập (Đất đỏ, Mi-sơ-lanh…)

+ Công nghiệp: đặc biệt là khai thác mỏ than, mở mang các ngành dệt, muối, xay xát…,

+ Thương nghiêp: ngoại thương phát triển, giao lưu buôn bán nội địa được đẩy mạnh.

+ Giao thông vận tải: phát triển, mở rộng để phục vụ công cuộc khai thác.

+ Ngân hàng Đông Dương: nắm quyền chỉ huy kinh tế Đông Dương, phát hành giấy bạc và cho vay lãi.

+ Tăng thu thuế: ngân sách Đông Dương thu năm 1930 tăng gấp 3 lần so với 1912.

2. Chính sách chính trị, văn hoá, giáo dục của thực dân Pháp.

a) Chính trị: Pháp tăng cường chính sách cai trị và khai thác thuộc địa. Bộ máy đàn áp, cảnh sát, mật thám, nhà tù hoạt động ráo riết. Ngoài ra còn cải cách chính trị – hành chính: đưa thêm người Việt vào làm các công sở, lập Viện dân biểu….

b) Văn hoá giáo dục:

Hệ thống giáo dục Pháp – Việt được mở rộng. Cơ sở xuất bản, in ấn ngày càng nhiều, ưu tiên xuất bản các sách báo cổ vũ chủ trương ”Pháp – Việt đề huề ”.

Các trào lưu tư tưởng, khoa học-kỹ thuật, văn hoá, nghệ thuật phương Tây vào Việt Nam, tạo ra sự chuyển mới về nội dung, phương pháp tư duy sáng tác. Các yếu tố văn hoá truyền thống, văn hoá mới tiến bộ và ngoại lai nô dịch cùng tồn tại, đan xen, đấu tranh với nhau.

3. Những chuyển biến mới về kinh tế và giai cấp ở Việt Nam.

a. Những chuyển biến mới về kinh tế:

+ Kinh tế của tư bản Pháp ở Đông Dương phát triển mới, đầu tư các nhân tố kỹ thuật và nhân lực sản xuất, song rất hạn chế.

+ Kinh tế Việt Nam vẫn mất cân đối, sự chuyển biến chỉ mang tính chất cục bộ ở một số vùng, phổ biến vẫn lạc hậu.

+ Đông Dương là thị trường độc chiếm của tư bản Pháp.

b. Sự chuyển biến mới về giai cấp ở Việt Nam.

– Giai cấp địa chủ phong kiến: tiếp tục phân hóa, một bộ phận trung, tiểu địa chủ có tham gia phong trào dân tộc chống Pháp và tay sai.

– Giai cấp nông dân: bị đế quốc, phong kiến chiếm đoạt ruộng đất, phá sản không lối thoát. Mâu thuẫn giữa nông dân Việt Nam với đế quốc phong kiến tay sai gay gắt. Nông dân là một lực lượng cách mạng to lớn của dân tộc.

– Giai cấp tiểu tư sản: phát triển nhanh về số lượng, có tinh thần dân tộc chống Pháp và tay sai. Bộ phận học sinh, sinh viên, trí thức nhạy cảm với thời cuộc, tha thiết canh tân đất nước, hăng hái đấu tranh vì độc lập tự do của dân tộc.

– Tư sản dân tộc Việt Nam: ra đời sau thế chiến I, bị tư sản Pháp chèn ép, số lượng ít, thế lực kinh tế yếu bị phân hóa thành hai bộ phận:

+ Tư sản mại bản: quyền lợi gắn chặt với đế quốc nên cấu kết chặt chẽ với chúng.

+ Tư sản dân tộc: kinh doanh độc lập, có khuynh hướng dân tộc và dân chủ.

– Giai cấp công nhân: Ngày càng phát triển, đến 1929 có trên 22 vạn người, bị tư sản áp bức bóc lột gắn bó với nông dân có truyền thông yêu nước, chịu ảnh hưởng của trào lưu cách mạng vô sản, trở thành một động lực của phong trào dân tộc dân chủ theo khuynh hướng cách mạng tiên tiến.

* Tóm lại: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, ở Việt Nam diễn ra những biến đổi quan trọng về kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục. Mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam tiếp tục diễn ra sâu sắc, trong đó chủ yếu là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp và phản động tay sai.

Cuộc đấu tranh chống đế quốc và tay sai tiếp tục diễn ra gay gắt, phong phú về nội dung và hình thức.

Nêu chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở VN sau CTTGI.

Dưới tác động của chính sánh khai thác thuộc địa của Pháp, các giai cấp ở VN có sự chuyển biến ra sao?

II. PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM TỪ 1919 ĐẾN 1925.

1. Hoạt động của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và một số người Việt Nam ở nước ngoài:

2. Hoạt động của tư sản, tiểu tư sản và công nhân Việt Nam:

* Hoạt động của tư sản Việt Nam:

+ Tẩy chay tư sản Hoa kiều, vận động người Việt dùng hàng Việt. Đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn, độc quyền xuất cảng lúa gạo tại Nam Kỳ của tư bản Pháp.

+ Tư sản lớn ở Nam Kỳ như Bùi Quang Chiêu, Nguyễn Phan Long…thành lập Đảng Lập hiến (1923), đòi tự do, dân chủ, nhưng khi được Pháp nhượng bộ một số quyền lợi họ sẵn sàng thoả hiệp với chúng.

+ Ngoài Bắc có nhóm Nam Phong của Phạm Quỳnh cổ vũ thuyết ”quân chủ lập hiến ”, nhóm Trung Bắc tân văn của Nguyễn Văn Vĩnh đề cao ”trực trị ”.

* Hoạt động của tiểu tư sản trí thức: hoạt động sôi nổi như đấu tranh đòi quyền tự do dân chủ.

+ Tổ chức chính trị: như Việt Nam nghĩa đoàn, Hội Phục Việt, Đảng Thanh niên (đại biểu:Tôn Quang Phiệt, Đặng Thai Mai, Trần Huy Liệu, Nguyễn An Ninh…)

+ Báo tiến bộ ra đời như Chuông rè, An Nam trẻ, Người nhà quê, Hữu Thanh, Tiếng Dân…

+ Nhà xuất bản tiến bộ như Nam đồng thư xã (Hà Nội), Cường học thư xã (Sài Gòn), Quan hải tùng thư (Huế).

+ Cao trào yêu nước dân chủ công khai: như đòi Pháp thả tự do cho Phan Bội Châu (1925); để tang cụ Phan Chu Trinh.

* Các cuộc đấu tranh của công nhân:

Ngày càng nhiều hơn nhưng vẫn còn lẻ tẻ, tự phát. Đầu những năm 20 của thế kỷ XX, ở Sài Gòn

+ Chợ Lớn thành lập Công hội (bí mật) do Tôn Đức Thắng đứng đầu.

Cuộc bãi công của thợ máy xưởng Ba Son tại cảng Sài Gòn không chịu sửa chữa chiến hạm Misơlê của Pháp để phản đối việc chiến hạm này chở binh lính sang đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc (8/1925).

Cuộc bãi công của thợ máy Ba son đòi tăng lương 20%, phải cho những công nhân bị thải hồi được trở lại làm việc. Cuộc đấu tranh thắng lợi đánh dấu bước tiến mới của phong trào công nhân.

3. Hoạt động yêu nước của Nguyễn Ai Quốc

  • Nguyễn Tất Thành tên thật là Nguyễn Sinh Cung, xuất thân trong một gia đình Nho giáo yêu nước ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tình Nghệ An. Là một thanh niên sớm có lòng yêu nước, nhận thấy những hạn chế trong chủ trương cứu nước của các vị tiền bối, Ngày5/6/1911, tại Bến Cảng Nhà Rồng, ông quyết định ra đi tìm đường cứu nước.

Sau nhiều năm bôn ba khắp thế giới, Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp vào năm 1917, gia nhập Đảng Xã hội Pháp 1919.

18/6/1919, thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, Nguyễn Ai Quốc gửi tới hội nghị Versailles ”Bản yêu sách của nhân dân An Nam ” đòi Pháp và Đồng minh thừa nhận quyền tự do, dân chủ, quyền bình đẳng của nhân dân An Nam ”.

– Tháng 07/1920 Nguyễn Ai Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của V.I.Lênin, khẳng định con đường giành độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam. 25/12/1920, tham dự Đại hội Đại biểu của Đảng Xã hội Pháp ở Tua, gia nhập Quốc tế Cộng sản, trở thành đảng viên Cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp.

* Các sự kiện trên đã đánh dấu bước ngoặt về tư tưởng, Nguyễn Ai Quốc đã từ chủ nghĩa dân tộc đến với chủ nghĩa cộng sản, từ chiến sĩ chống chủ nghĩa thực dân thành chiến sĩ quốc tế vô sản, là người mở đường cho sự nghiệp giải phóng dân tộc ở Việt Nam.

+ 1921, Người lập Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa ở Paris để đoàn kết các lực lượng cách mạng chống chủ nghĩa thực dân, ra báo ”Người cùng khổ ” là cơ quan ngôn luận của Hội.

+ Người còn viết bài cho báo Nhân đạo, Đời sống công nhân…, đặc biệt là tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp.

+ 6/1923: Người đến Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế nông dân (10/1923) và Đại hội Quốc tế Cộng sản lần V (1924)

+ 11/11/1924, Người về Quảng Châu (Trung Quốc) trực tiếp tuyên truyền, giáo dục lý luận, xây dựng tổ chức cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam.

+ Tháng 6/1925: Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên nhằm tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh chống Pháp.

* Ý nghĩa: Người đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam là độc lập dân tộc, gắn liền với chủ nghĩa xã hội. kết hợp tinh thần yêu nước với tinh thần quốc tế vô sản. Chuẩn bị về tư tưởng cho cách mạng Việt nam.

+ Chuẩn bị về tổ chức cho cách mạng Việt Nam.

* Con đường cứu nước của nguyễn Ái Quốc có gì khác so với trước ?

+ Hướng đi: Các vị tiền bối tìm đường sang phương Đông, Nguyễn Ái Quốc quyết định đi sang phương Tây.

+ Cách đi: những vị tiền bối tìm cách gặp gỡ với tầng lớp lãnh đạo bên trên. Ngược lại NAQ thâm nhập vào các tầng lớp, giao cấp thấp nhất trong xã hội. Từ đó, Người có ý thức giác ngộ, đoàn kết đấu tranh, gặp được chủ nghĩa Mác -Lê nin, tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc.

* Công lao của Nguyễn Ái Quốc:

+ Người tìm ra con đường cứu nước đúng đắn để giải phóng dân tộc Việt Nam.

+ Nhờ đó tiến tới thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, làm cách mạng tháng Tám thành công; tiến hành chống Pháp – Mỹ thắng lợi

B. Sơ đồ tư duy lịch sử 12 bài 12

1. Sơ đồ tư duy lịch sử 12 bài 12 ngắn gọn

Sơ đồ tư duy Lịch sử 12 Bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925

Sơ đồ tư duy Lịch sử 12 Bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925 (ảnh 2)

2. Sơ đồ tư duy lịch sử 12 bài 12 chi tiết

Sơ đồ tư duy Lịch sử 12 Bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925 (ảnh 3)

Sơ đồ tư duy Lịch sử 12 Bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925 (ảnh 4)

Sơ đồ tư duy Lịch sử 12 Bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925 (ảnh 5)

Sơ đồ tư duy Lịch sử 12 Bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925 (ảnh 6)

C. Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 12

Câu 1. Mục đích Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam là

A. để bù đắp thiệt hại do chiến tranh thế giới thứ nhất gây ra.

B. để bù vào thiệt hại trong cuộc khai thác thuộc địa làn thứ nhất.

C. để khẳng định vị thế kinh tế của Pháp trong thế giới tư bản.

D. để thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội ở Việt Nam.

Câu 2. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, tư bản Pháp đầu tư vốn nhiều nhất vào ngành

A. công nghiệp chế biến.

B. nông nghiệp và khai mỏ.

C. nông nghiệp và thương nghiệp.

D. giao thông và khai mỏ.

Câu 3. Lĩnh vực nào thực dân Pháp không tiến hành trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam?

A. Nông nghiệp.

B. Công nghiệp.

C. Thương nghiệp.

D. Dịch vụ.

Câu 4. Những tờ báo yêu nước của tầng lớp tiểu tư sản trí thức được xuất bản trong phong trào dân chủ công khai là

A. Chuông rè, An Nam trẻ, Người nhà quê.

B. Tin tức, Thời mới, Tiếng dân.

C. Chuông rè, Tin tức, Nhành lúa.

D. Chuông rè, Nhành lúa, Tiếng dân.

Câu 5. Tháng 8-1925 diễn ra sự kiện nổi bật nào trong phong trào đấu tranh của nhân dân Việt Nam?

A. Công nhân xưởng Ba Son – Sài Gòn bãi công

B. Công nhân Sài Gòn- Chợ Lớn lập Công hội.

C. Đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu.

D. Tư sản địa chủ ở Nam kì lập Đảng Lập hiến.

Câu 6. Đâu không phải là hoạt động của tư sản Việt nam đầu thế kỉ XX?

A. Thành lập Đảng Lập hiến.

B. Chống độc quyền cảng Sài Gòn.

C. Thành lập Hội Phục Việt.

D. Tẩy chay tư sản Hoa kiều.

Câu 7. Nguyễn Ái Quốc dự Đại hội XVIII Đảng xã hội Pháp tại thành phố nào?

A. Pari.

B. Tua.

C. Mác xây.

D. Lion.

Câu 8. Pháp đã tiến hành những việc làm gì ở các nước thuộc địa để bù đắp những thiệt hại về kinh tế sau chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Bóc lột nhân dân các nước thuộc địa.

B. Khuyến khích phát triển kinh tế ở các thuộc địa.

C. Tăng cường buôn bán vói các nước thuộc địa.

D. Tiến hành chương trình khai thác thuộc địa.

Câu 9. Nguyễn Ái Quốc cùng một số người yêu nước Tuynidi, Ma rốc thành lập Hội liên hiệp thuộc địa ở Pa-ri nhằm

A. tập hợp lực lượng chống thực dân Pháp.

B. tập hợp nhân dân thuộc địa, trên đất Pháp chống chủ nghĩa thực dân .

C. tập hợp nhân dân thuộc địa ủng hộ nhân dân Việt Nam chống Pháp.

D. tập hợp nhân dân thuộc địa biểu tình chống thực dân Pháp.

Câu 10. Đảng nào dưới đây là của tiểu tư sản trí thức giai đoạn 1919- 1925?

A. Đảng Lập hiến

B. Đảng Thanh niên.

C. Đảng Tân Việt.

D. Đảng cộng sản.

Câu 11. Nội dung nào không phải công lao đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam.

A. Chuẩn bị về tư tưởng cho cách mạng Việt Nam.

B. Chuẩn bị về tổ chức, cho cách mạng Việt Nam.

C. Tìm ra con đường cách mạng vô sản.

D. Chủ trì hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam.

Câu 12. Mục đích cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam là

A. phát triển kinh tế, xã hội Việt Nam.

B. thực hiện chính sách Kinh tế chỉ huy

C. bù đắp những thiệt hại của chiến tranh thế giới thứ nhất.

D. bù vào những thiệt hại của cuộc khai thác thuộc địa làn thứ nhất.

Câu 13. Đến năm 1929, số lượng giai cấp công nhân Việt Nam có khoảng

A. 15 vạn

B. 20 vạn

C. 21 vạn

D. trên 22 vạn

Câu 14. Nắm quyền chỉ huy nền kinh tế Đông Dương là

A. Bộ thuộc địa Pháp.

B. Toàn quyền Đông Dương.

C. Kho bạc nhà nước.

D. Ngân hàng Đông Dương.

Câu 15. Tên gọi là Nguyễn Ái Quốc được Người sử dụng đầu tiên khi

A. trở lại Pháp hoạt động (1917).

B. gia nhập Đảng Xã hội Pháp (1919).

C. gửi đến Hội nghị Véc xai Bản yêu sách của nhân dân An Nam (1919)

D. gia nhập Quốc tế cộng sản và tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp (1920)

Câu 16. Nguyễn Ái Quốc gửi Bản yêu sách của nhân dân An Nam đến Hội nghị Vecxai vào năm

A. 1917.

B. 1918.

C. 1919.

D. 1920.

Câu 17. Tình hình nước Pháp sau chiến tranh thế giới thứ nhất là

A. chính trị khủng hoảng.

B. kinh tế bị thiệt hại nặng nề.

C. kinh tế phát triển nhanh chóng. .

D. nước Pháp bị cô lập trên thế giới.

Câu 18. Thiệt hại về vật chất của nước Pháp trong chiến tranh thế giới thứ nhất là

A. 50 tỉ phrăng.

B. 100 tỉ phrăng.

C. 150 tỉ phrăng.

D. 200 tỉ phrăng.

Câu 19. Đặc điểm của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở Việt Nam là

A. đầu tư máy móc, khoa học kĩ thuật vào nông nghiệp.

B. đầu tư chủ yếu vào công nghiệp và thương nghiệp.

C. đầu tư vốn nhiều vào khai thác mỏ.

D. đầu tư với tốc độ nhanh, qui mô lớn vào các ngành kinh tế.

Câu 20. Mục đích thực dân Pháp hạn chế phát triển công nghiệp nặng trong cuộc khai thác thuộc điạ lần thứ 2 là

A. cột chặt nền kinh tế Việt Nam lệ thuộc vào kinh tế Pháp.

B. biến Việt Nam thành căn cứ quân sự, chính trị của Pháp.

C. biến Việt Nam thành thị trường tiêu thụ hàng hoá cho Pháp

D. tạo điều kiện cho kinh tế nông nghiệp phát triển

Câu 21. Để nắm chặt thị trường Việt Nam, tư bản Pháp đã thực hiện chính sách gì?

A. Cấm hàng hoá nước ngoài nhập vào thị trường Việt Nam.

B. Đánh thuế nặng vào hàng hoá các nước ngoài nhập vào Việt Nam.

C. Khuyến khích sự phát triển, trao đổi của nền kinh tế nội thương.

D. Xóa bỏ thuế quan cho phép hàng hoá các nước nhập vào Việt Nam.

Câu 23. Con đường giành độc lập và tự do của nhân dân Việt Nam được Nguyễn Ái Quốc xác định là

A. cách mạng vô sản.

B. cách mạng tư sản.

C. cách mạng tư sản dân quyền.

D. cách mạng ruộng đất.

Câu 24. Thái độ chính trị của bộ phận đại địa chủ đối với thực dân Pháp là

A. sẵn sàng thoả hiệp với thực dân Pháp để chống lại tư sản dân tộc.

B. sẵn sàng thoả hiệp với thực dân Pháp để hưởng quyền lợi.

C. sẵn sàng đứng lên chống thực dân Pháp khi bị ảnh hưởng quyền lợi kinh tế.

D. sẵn sàng phối hợp với các giai cấp khác để chống lại thực dân Pháp.

Câu 25. Giai cấp công nhân Việt Nam có những đặc điểm riêng nào?

A. Đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến nhất, sông tập trung.

B. Có tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm, chịu ba tầng áp bức.

C. Sống tập trung trong các trung tâm công nghiệp, có tinh thần yêu nước.

D. Chịu ba tầng áp bức bóc lột, có quan hệ gắn bó với nông dân, kế thừa truyền thống của dân tộc.

Câu 26. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, ngoài thực dân Pháp còn có giai cấp nào trở thành đối tượng của cách mạng ?

A. Công nhân và nông dân.

B. Trung, tiểu địa chủ và tư sản dân tộc.

C. Đại địa chủ và tư sản mại bản.

D. Tư sản và địa chủ.

Câu 27. Mâu thuẫn cơ bản nhất trong xã hội Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất là

A. mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp.

B. mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến.

C. mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với chính quyền thực dân Pháp.

D. mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân với thực dân Pháp và giai cấp tư sản.

Câu 28. Thái độ chính trị của tầng lớp tư sản dân tộc Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất là

A. kiên định với thực dân Pháp.

B. sẵn sàng đứng lên đấu tranh chống thực dân Pháp.

C. có tinh thần cách mạng triệt để trong sự nghiệp giải phóng dân tộc.

D. có thái độ không kiên định, dễ thoả hiệp, cải lương khi đế quốc mạnh.

Câu 29. Sự kiện nào đánh dấu Nguyễn Ái Quốc bước đầu tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn?

A. Đưa Bản yêu sách đến Hội nghị Vécxai (1919).

B. Đọc Luận cương của Lênin về các vấn đề dân tộc thuộc địa (1920).

C. Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp (1920).

D. Nguyễn Ái Quốc sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa ở Pari (1921).

Câu 30. Những giai cấp nào mới ra đời do tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở Việt Nam?

A. Công nhân, nông dân, tư sản, tiểu tư sản.

B. Công nhân, tiểu tư sản, tư sản, địa chủ phong kiến.

C. Công nhân, tư sản, địa chủ phong kiến, nông dân.

D. Công nhân, tư sản, tiểu tư sản, nông dân, địa chủ phong kiến.

Câu 31. “Muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào lực lượng của bản thân mình” là kết luận được Nguyễn Ái Quốc rút ra sau khi

A. gửi Bản yêu sách đến hội nghị Vécxai.

B. đọc Bản Sơ thảo Luận cương của Lênin.

C. thành lập Hội liên hiệp dân tộc thuộc địa.

D. tham dự Đại hội lần thứ V Quốc tế cộng sản.

Câu 32. Cuộc đấu tranh nào của công nhân bước đầu thể hiện tinh thần đoàn kết quốc tế?

A. Bãi công của công nhân Ba Son .

B. Bãi công của công nhân mỏ than Mạo Khê.

C. Bãi công của công nhân đồn điền cao su Phú Riềng.

D. Bãi công của công nhân đồn điền cao su Cam Tiêm.

Câu 33. Giai cấp nắm sứ mệnh lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam là

A. giai cấp tiểu tư sản.

B. giai cấp tư sản.

C. giai cấp công nhân

D. giai cấp nông dân.

Câu 34. Lực lượng nòng cốt của giai cấp tiểu tư sản trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc là

A. tiểu thương, tiểu chủ.

B. học sinh, sinh viên.

C. tiểu tư sản trí thức

D. dân nghèo thành thị.

Câu 35. Những giai cấp nào mới ra đời do tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở Việt Nam ?

A. Công nhân, nông dân, tư sản, tiểu tư sản.

B. Công nhân, tiểu tư sản, tư sản, địa chủ phong kiến.

C. Công nhân, tư sản, địa chủ phong kiến, nong dân.

D. Công nhân, tư sản, tiểu tư sản, nông dân, địa chủ phong kiến.

Câu 36. Lực lượng đông đảo và hăng hái nhất của cách mạng Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất là

A. nông dân.

B. công nhân.

C. tiểu tư sản.

D. tư sản dân tộc.

Câu 37. Sự kiện có ý nghĩa đánh dấu bước ngoặt về tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc là

A. gia nhập Đảng Xã hội Pháp (1917).

B. đọc Sơ thảo của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa (1920).

C. được bầu vào ban chấp hành Hội nông dân quốc tế (1923).

D. tham dự Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản (1924).

Câu 38. Hậu quả lớn nhất về kinh tế do chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp là

A. các ngành, các vùng kinh tế phát triển không đều.

B. kinh tế Việt Nam suy sụp, khủng hoảng.

C. ngân sách Đông Dương ngày càng cạn kiệt.

D. Việt Nam trở thành thị trường tiêu thụ hàng hoá của Pháp

Câu 39. Cho các sự kiện sau:

  1. Hội nghị Vécxai tổ chức tại Pháp.
  2. Đại Hội lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp.
  3. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên được thành lập.
  4. Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa được thành lập.

Hãy xác định các sự kiện theo đúng theo trình tự thời gian.

A. 1, 3, 2, 4.

B. 1, 2, 4, 3.

C. 1, 4, 3, 2.

D. 1, 2, 3, 4.

Câu 40.Vì sao Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế Cộng sản?

A. Quốc tế Cộng sản bênh vực cho quyền lợi các nước thuộc địa.

B. Quốc tế Cộng sản giúp đỡ nhân ta đấu tranh chống Pháp.

C. Quốc tế Cộng sản đề ra đường lối cho cách mạng Việt Nam.

D. Quốc tế Cộng sản chủ trương thành lập Mặt trận giải phóng dân tộc Việt Nam.

Câu 41. Điểm khác trong hướng đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc với hướng đi của những người đi trước là

A. sang phương Tây.

B. sang phương Đông.

C. sang Trung Quốc.

D. sang Nhật.

Câu 42. Chọn một đáp án đúng để điền vào chỗ trống hoàn thiện đoạn tư liệu nói về Nguyễn Ái Quốc trở thành một chiến sĩ Cộng sản.

“Ngày 25 -12-1920, (1) dự đại hội lần thứ XVIII Đảng Xã hội Pháp, Người đã bỏ phiếu tán thành gia nhập(2) và thành lập (3)”

A. Nguyễn Ái Quốc, Đảng Xã hội Pháp, Hội liên hiệp thuộc địa.

B. Nguyễn Ái Quốc, Quốc tế cộng sản, Đảng cộng sản Pháp.

C. Nguyễn Ái Quốc, Hội nghị Véc xai, Bản yêu sách của nhân dân An Nam.

D. Nguyễn Ái Quốc, Đảng cộng sản Pháp, Báo Người cùng khổ.

Câu 43. Sự kiện nào đánh dấu Nguyễn Ái Quốc từ một thanh niên yêu nước trở thành một chiến sĩ cộng sản?

A. Gửi Bản yêu sách của nhân dân An Nam đến Hội nghị Véc xai (1919).

B. Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành Quôc tế Cộng sản (1920)

C. Đọc bản Sơ thảo luận cương Lênin về các vấn đề dân tộc và thuộc địa (1920)

D. Tham dự Đại hội lần thứ V Quốc tế cộng sản (1924).

Câu 44. Chọn một đáp án đúng để điền vào chỗ trống hoàn thiện đoạn tư liệu nói về Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước đúng đắn.

“ Giữa năm 1920,(1) đọc bản (2) của Lênin đăng trên báo Nhân đạo, Luận cương đã giúp Nguyễn Ái Quốc khẳng định con đường giành (3) và (4) của nhân dân Việt Nam.”

A. Nguyễn Ái Quốc – yêu sách của nhân dân An Nam- tự do – dân chủ.

B. Nguyễn Ái Quốc – yêu sách của nhân dân An Nam- độc lập – tự do.

C. Nguyễn Ái Quốc – Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương Lê Nin – tự do- độc lập

D. Nguyễn Ái Quốc- Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương Lê nin – độc lập- tự do.

Câu 45. Cho các dữ liệu sau:

I (Thời gian) II (Sự kiện) 1) Năm 1923 a) Tiếng bom Sa Diện 2) Năm 1924 b) Công nhân Ba Son – Sài Gòn bãi công 3) Năm 1925 c) Lập Đảng lập hiến 4) Năm 1926 d) Phong trào để tang Phan Châu Trinh

Hãy lựa chọn một đáp án đúng về mối quan hệ giữa thời gian ở cột I với sự kiện ở cột II

A. 1-c , 2-a , 3- b , 4- d.

B. 1-b , 2-a , 3-d , 4-b.

C. 1-d , 2- b , 3- c , 4- a.

D. 1-a , 2-c , 3-b , 4-d.

Câu 46. Chọn một đáp án đúng để điền vào chỗ trống hoàn thiện đoạn tư liệu nói về cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp:

“ Trong cuộc khai thác này, thực dân Pháp đã đầu tư với (1) quy mô lớn vào cách ngành kinh tế Việt Nam, trong vòng (2) (1924-1929) số vốn đầu tư vào (3) chủ yếu là vào (4) lên khoảng 4 tỉ France”

A. nhiều vốn – 5 năm – Đông Dương – Việt Nam.

B. tốc độ chậm – 6 năm – Đông Dương – Nông nghiệp.

C. tốc độ nhanh – 6 năm – Đông Dương – Việt Nam.

D. tốc độ nhanh – 7 năm – Đông Dương – khai thác mỏ.

Câu 47. Chọn một đáp án đúng để điền vào chỗ trống hoàn thiện đoạn tư liệu nói về cuộc đấu tranh của công nhân Sài Gòn :

“ Tháng 8-1925, thợ máy (1) tại cảng Sài Gòn đã (2) không chịu sưả chữa chiến hạm Misơlê của (3) trước khi chở binh lính sang đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân (4) ”

A. xưởng Ba Son – bãi công – Anh -Trung Quốc.

B. xưởng thợ Nhuộm- bãi công – Anh -Trung Quốc

C. xưởng thợ Nhuộm – đình công – Pháp- Trung Quốc.

D. xưởng Ba Son – bãi công – Pháp – Trung Quốc.

Câu 48. Cho bảng dữ liệu:

I (Thời gian) II (Sự kiện) 1) 1919 a) Thành lập Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa 2) 1920 b)Gia nhập Đảng xã hội Pháp 3) 1921 c) Đọc bản Luận cương Lê nin về các vấn đề dân tộc thuộc địa 4) 1923 d) Sang Liên xô dự Hội nghị Quốc tế nông dân

Hãy lựa chọn một đáp án đúng về mối quan hệ giữa thời gian ở cột I với sự kiện ở cột II.

A. 1-a; 2-b; 3-c; 4-d.

B. 1-b; 2-c; 3-d; 4-a.

C. 1-b; 2-c; 3-a; 4-d.

D. 1-c; 2-d; 3-b; 4-a.

Câu 49. Đến năm 1925, phong trào đấu tranh của tư sản bị phong trào của quần chúng vượt qua vì

A. thực dân Pháp nhượng bộ một số quyền lợi về kinh tế.

B. giai cấp phong kiến cấu kết với thực dân Pháp đàn áp.

C. thiếu đường lối chính trị đúng đắn và phương pháp cách mạng khoa học

D. bị thực dân pháp chèn ép và thẳng tay đàn áp phong trào.

Câu 50. Nguyễn Ái Quốc đã truyền bá lí luận cách mạng nào cho nhân dân Việt Nam?

A. cách mạng giải phóng dân tộc.

B. cách mạng dân chủ tư sản.

C. cách mạng xã hội chủ nghĩa.

D. Cách mạng tư sản dân quyền.

Câu 51. Điểm giống nhau về đối tượng bóc lột chủ yếu của giai cấp tư sản dân tộc ở Việt Nam và giai câp tư sản ở phương Tây là

A. nông dân

B. công nhân.

C. trí thức.

D. địa chủ.

Câu 52. Những giai cấp nào dưới đây tiếp thu những hệ tư tưởng cứu nước mới ở Việt Nam vào đầu thế kỉ XX?

A. Địa chủ phong kiến, nông dân.

B. Công nhân, nông dân, tư sản.

C. Công nhân, tiểu tư sản, tư sản.

D. Tư sản, Tiểu tư sản, nông dân.

Câu 53. Công lao to lớn đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc trong những năm1919 đến 1925 là

A. hợp nhất ba tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam.

B. truyền bá Chủ nghĩa Mác Lê nin vào phong trào công nhân.

C. tìm ra con đường cứu nước đúng đắn.

D. thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.

Câu 54. Tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai đến nền kinh tế Việt Nam là

A. kinh tế Việt Nam phát triển độc lập tự chủ.

B. kinh tế Việt Nam phát triển cạnh tranh với kinh tế Pháp.

C. Việt Nam trở thành nơi tiêu thu hàng hoá của Pháp.

D. kinh tế Việt Nam phát triển một bước nhưng bị kìm hãm và lệ thuộc vào Pháp.

Câu 55. Sự kiện nào đánh dấu bước tiến mới của phong trào công nhân Việt Nam?

A. Thành lập tổ chức Công hội do Tôn Đức Thắng đứng đầu.

B. Bãi công của thợ nhuộm ở Chợ Lớn.

C. Bãi công của công nhân ở Nam định, Hà Nội, Hải Phòng.

D. Bãi công của công nhân Ba Son ở Cảng Sài Gòn.

Câu 56. Công lao đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc với cách mạng Việt Nam là

A. đọc Luận cương của Lê nin về các vấn đề dân tộc và thuộc địa.

B. tìm ra con đường cứu nước đúng đắn.

C. truyền bá chủ nghĩa Mác- Lê nin vào Việt Nam.

D. thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

Câu 57. Phong trào công nhân Ba Son ( 8-1925) đã chứng tỏ điều gì?

A. Phong trào công nhân Việt Nam dã phát triển.

B. Là phong trào đấu tranh đầu tiên của công nhân Việt Nam.

C. Công nhân Việt Nam chịu ảnh hưởng của Chủ nghĩa Mác- Lênin.

D. Phong trào công nhân chuyển từ đấu tranh tự phát sang đấu tranh tự giác.

Câu 58. Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ 2 của thực dân Pháp về căn bản không thay đổi so với cuộc khai thác thuộc địa lần 1 vì

A. tăng cường đánh thuế nặng vào các ngành kinh tế.

B. bỏ vốn nhiều vào nông nghiệp và khai mỏ.

C. không chú trọng phát triển công nghiệp ở Việt Nam.

D. biến Đông Dương thành thị trường độc chiếm của Pháp.

Câu 59. Thời gian nào dưới đây đã kết thúc hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc?

A. Tháng 7/1920, đọc bản sơ thảo của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa

B. Năm 1921,Thành lập Hội liên hiệp thuộc địa

C. Năm 1925, thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.

D. Năm 1930, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Câu 60. “Lí luận cách mạng giải phong dân tộc” của Nguyễn Ái Quốc không được nêu trong tài liệu nào

A. Các bài viết đăng trên báo Nhân đạo, Đời sống công nhân.

B. Các bài tham luận tại Đại hội quốc tế Cộng sản, hội nghị quốc tế nông dân.

C. Tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp, Đường kách mệnh.

D. Bản Yêu sách của nhân dân An Nam

Câu 61. Điểm khác của tư tưởng cứu nước của Nguyễn Ái Quốc với tư tưởng của các bậc tiền bối là

A. chịu ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga và chủ nghĩa Mác- Lênin.

B. chịu ảnh hưởng của cách mạng Pháp và trào lưu Triết học ánh sáng.

C. chịu ảnh hưởng của cách mạng Tân Hợi và chủ nghĩa Tam dân.

D. chịu ảnh hưởng của Duy tân Minh Trị ở Nhật.

Tác giả: Trường THPT Đông Thụy Anh

Chuyên mục: Giáo Dục

Phương Anh

Phương Anh là một độc giả trên website: https://thcshiephoa.edu.vn/ chuyên về lĩnh vực giáo dục và thông tin hữu ích. Cô ấy rất đam mê học hành và luôn tìm kiếm những kiến thức mới để nâng cao trình độ của mình. Với sự tò mò và ham học hỏi, Phương Anh luôn đọc và tìm hiểu những thông tin mới nhất về các chủ đề liên quan đến giáo dục, sức khỏe và cuộc sống. Cô ấy mong muốn chia sẻ những kiến thức hữu ích của mình để giúp đỡ những người khác có thể học hỏi và phát triển bản thân một cách tốt nhất.

Related Articles

Back to top button