Văn

Soạn bài Câu trần thuật (trang 45) – SGK Ngữ Văn 8 Tập 2

Hôm nay, Download.vn sẽ cung cấp bài Soạn văn 8: Câu trần thuật, vô cùng hữu ích cho học sinh.

Soạn bài Câu trần thuật

Tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh lớp 8 chuẩn bị bài nhanh chóng và đầy đủ nhất. Mời tham khảo nội dung chi tiết dưới đây.

Soạn bài Câu trần thuật

I. Đặc điểm hình thức và chức năng

Đọc các đoạn trích trong SGK và trả lời câu hỏi:

– Câu văn ở đoạn d có đặc điểm hình thức của câu cảm thán. Các câu còn lại đều là câu trần thuật.

– Những câu này dùng để:

  • Đoạn a: Trình bày suy nghĩ của người viết về lòng yêu nước của dân tộc ta.
  • Đoạn b: Kể (câu thứ nhất) và thông báo (câu thứ 2).
  • Đoạn c: Miêu tả ngoại hình của Cai Tứ.
  • Đoạn d: Bộc lộ cảm xúc

– Trong các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán và trần thuật, kiểu câu trần thuật được dùng nhiều nhất. Vì kiểu câu này có nhiều chức năng khác nhau và không có dấu hiệu hình thức như các kiểu câu khác.

II. Luyện tập

Câu 1. Xác định kiểu câu và chức năng của những câu trong SGK:

a.

  • “Dế Choắt tắt thở”: Câu trần thuật kể lại chuyện Dế Choắt chết
  • “Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình.”: Bộc lộ niềm thương xót, hối hận của Dế Mèn trước tội lỗi gây ra với Dế Choắt.

b.

  • “Mã Lương nhìn cây bút bằng vàng sáng lấp lánh, em sung sướng reo lên”: Câu trần thuật; Tác dụng: Thuật lại sự việc Mã Lương có cây bút thần.
  • “Cây bút đẹp quá!”: Câu cảm thán; Tác dụng: Bộc lộ cảm xúc vui sướng trước cây bút đẹp.
  • “Cháu cảm ơn ông! Cảm ơn ông!”: Câu trần thuật; Tác dụng: Bộc lộ cảm xúc biết ơn người đã tặng bút thần.

Câu 2. Đọc câu thứ hai trong phần dịch nghĩa bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh (Trước cảnh đẹp đêm nay biết thế nào?) và câu thứ hai trong phần dịch thơ (Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ). Cho nhận xét về kiểu câu và ý nghĩa của hai câu đó.

– Về kiểu câu, ở câu thứ nhất (trong phần dịch nghĩa) có từ nghi vấn thế nào và có dấu chấm hỏi kết thúc câu. Từ đó, có thể nhận biết đây là câu nghi vấn. Còn ở câu thứ hai (trong phần dịch thơ), những dấu hiệu hình thức cho biết đây là câu trần thuật.

– Về ý nghĩa, cả hai câu đều diễn tả ý: Nhà thơ xúc động mãnh liệt trước cảnh đẹp của đêm trăng sáng.

Câu 3. Xác định ba câu sau đây thuộc kiểu câu nào và được sử dụng để làm gì. Hãy nhận xét sự khác biệt về ý nghĩa của những câu này.

a. Anh tắt thuốc lá đi!

b. Anh có thể tắt thuốc lá được không?

c. Xin lỗi, ở đây không được hút thuốc lá.

– Xác định kiểu câu:

  • Câu a: Là câu cầu khiến.
  • Câu b: Là câu nghi vấn.
  • Câu c: Là câu trần thuật.

– Các câu trên đều được dùng với mục đích cầu khiến, chỉ khác nhau về sắc thái (hai câu sau có ý cầu khiến nhẹ nhàng và lịch sự hơn câu đầu).

Câu 4. Những câu sau đây có phải là câu trần thuật không? Những câu này dùng để làm gì?

a. Đêm nay, đến phiên anh canh miếu thờ, ngặt vì cất dở mẻ rượu, em chịu khó thay anh, đến sáng thì về.

(Thạch Sanh)

b. Tuy thế, nó vẫn kịp thì thầm vào tai tôi: “Em muốn cả anh cùng đi nhận giải”.

(Tạ Duy Anh, Bức tranh của em gái tôi)

– Các câu trên đều là câu trần thuật.

Các câu này dùng để:

  • Câu a: dùng với mục đích cầu khiến.
  • Câu (b): Phần trước dấu hai chấm dùng để kể, phần sau dấu hai chấm dùng với mục đích cầu khiến.

Câu 5. Đặt câu trần thuật dùng để hứa hẹn, xin lỗi, cảm ơn, chúc mừng, cam đoan.

  • Hứa hẹn: Tôi hứa sẽ mua bánh cho cậu.
  • Xin lỗi: Con xin lỗi vì đã nói dối mẹ.
  • Cảm ơn: Tớ cảm ơn cậu vì đã cho tớ mượn bút.
  • Chúc mừng: Tôi chúc mừng các bạn đã giành giải nhất.
  • Cam đoan: Tôi cam đoan rằng không nói dối.

Câu 6. Viết một đoạn đối thoại ngắn có sử dụng cả bốn kiểu câu đã học.

– Lan Anh ơi, cậu đi học chưa? (Câu nghi vấn)

– Trời ạ! (Câu cảm thán) Tớ ngủ quên mất!

– Cậu mau dậy đi. (Câu cầu khiến) Tớ chuẩn bị sang nhà cậu giờ đây. (Câu trần thuật)

– Ừ.

Phương Anh

Phương Anh là một độc giả trên website: https://thcshiephoa.edu.vn/ chuyên về lĩnh vực giáo dục và thông tin hữu ích. Cô ấy rất đam mê học hành và luôn tìm kiếm những kiến thức mới để nâng cao trình độ của mình. Với sự tò mò và ham học hỏi, Phương Anh luôn đọc và tìm hiểu những thông tin mới nhất về các chủ đề liên quan đến giáo dục, sức khỏe và cuộc sống. Cô ấy mong muốn chia sẻ những kiến thức hữu ích của mình để giúp đỡ những người khác có thể học hỏi và phát triển bản thân một cách tốt nhất.

Related Articles

Back to top button