Văn

Soạn bài Chí khí anh hùng (trích Truyện Kiều – Siêu ngắn)

Soạn bài Chí khí anh hùng (trích Truyện Kiều)

Vị trí đoạn trích : Kiều bị lừa và rơi vào lầu xanh lần thứ hai, cuộc đời nàng hầu như bế tắc hoàn toàn thì đột nhiên Từ Hải xuất hiện đưa Kiều thoát khỏi cảnh ô nhục. Hai người rất tâm đầu ý hợp, sống hạnh phúc. Nhưng Từ Hải không bằng lòng với cuộc sống êm đềm bên cạnh nàng kiều tài sắc, chàng muốn có sự nghiệp lớn nên sau nửa năm “ Hương lửa đang nồng” đã từ biệt Kiều ra đi. Đoạn trích này cho thấy chí khí của Từ Hải

Nội dung chính: Chí khí anh hùng là đoạn trích thể hiện ước mơ đầy lãng mạn của Nguyễn Du về hình mẫu người anh hùng với những phẩm chất phi thường trên nhiều phương diện. Đoạn trích thể hiện nổi bật những phẩm chất cao đẹp của người anh hùng Từ Hải, đồng thời bộc lộ thái độ trân trọng, ngợi ca của tác giả đối với nhân vật này.

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 114 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

– Hàm nghĩa của cụm từ “lòng bốn phương”: cái chí nguyện lập nên công danh sự nghiệp.

– Hàm nghĩa của cụm từ “mặt phi thường”: tính chất khác thường, xuất chúng.

– Các từ ngữ thể hiện sự trân trọng và kính phục của Nguyễn Du đối với Từ Hải là: “trượng phu”, “lòng bốn phương”, “mặt phi thường”, “thoắt”.

Câu 2 (trang 114 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

– Lí tưởng anh hùng của Từ Hải được thể hiện là:

– Khát khao lập được công lớn và hứa hẹn ngày trở về:

+ “Mười vạn tinh binh”, “tiếng chiêng dậy đất”, bóng cờ rợp đường: khí chất anh hùng:

→ làm nên cái xuất chúng, phi thường trong thiên hạ → ước mơ anh hùng

+”Rước nàng nghi gia” ⇒ lời hẹn ước ngắn gọn, dứt khoát chắc nịch

*Hành động ra đi của Từ Hải:

+ “quyết lời dứt áo ra đi”

+ Hình ảnh “gió mây … dặm khơi” ⇒ bản lĩnh phi thường của người anh hùng, khát khao làm nên sự nghiệp lớn

⇒Từ Hải là người giàu tình cảm nhưng có lí tưởng anh hùng với khát vọng lớn lao tầm vóc vũ trụ, ra đi dứt khoát, mạnh mẽ thể hiện chí khí người anh hùng.

Câu 3 (trang 114 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

– Đây là hình tượng có tính ước lệ, hình tượng mang tầm vóc vũ trụ.

– Hai phương diện này gắn bó, hòa quyện với nhau. Bút pháp ước lệ tạo thành những khuôn mẫu miêu tả người anh hùng, đồng thời cảm hứng vũ trụ hướng những hình ảnh ước lệ này gắn với thiên nhiên, vũ trụ. Hình tượng người anh hùng trở nên phi thường, xuất chúng.

– Đây là cách miêu tả phổ biến của văn học trung đại. Người anh hùng có suy nghĩ, hành động ngắn gọn, dứt khoát. Họ được miêu tả nhiều hơn về mặt lí trí, phần tình cảm giản đơn và nhạt nhòa hơn.

Bài giảng: Truyện Kiều – phần Chí khí anh hùng – Cô Trương Khánh Linh (Giáo viên VietJack)

Xem thêm các bài Soạn bài lớp 10 ngắn gọn, hay khác:

  • Soạn bài Thề nguyền (trích Truyện Kiều)
  • Soạn bài Văn bản văn học
  • Soạn bài Thực hành các phép tu từ: phép điệp và phép đối
  • Soạn bài Nội dung và hình thức của văn bản văn học
  • Soạn bài Các thao tác nghị luận

Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

  • (mới) Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
  • (mới) Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
  • (mới) Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều

Ngân hàng trắc nghiệm lớp 10 tại khoahoc.vietjack.com

  • Hơn 7500 câu trắc nghiệm Toán 10 có đáp án
  • Hơn 5000 câu trắc nghiệm Hóa 10 có đáp án chi tiết
  • Gần 4000 câu trắc nghiệm Vật lý 10 có đáp án

Phương Anh

Phương Anh là một độc giả trên website: https://thcshiephoa.edu.vn/ chuyên về lĩnh vực giáo dục và thông tin hữu ích. Cô ấy rất đam mê học hành và luôn tìm kiếm những kiến thức mới để nâng cao trình độ của mình. Với sự tò mò và ham học hỏi, Phương Anh luôn đọc và tìm hiểu những thông tin mới nhất về các chủ đề liên quan đến giáo dục, sức khỏe và cuộc sống. Cô ấy mong muốn chia sẻ những kiến thức hữu ích của mình để giúp đỡ những người khác có thể học hỏi và phát triển bản thân một cách tốt nhất.

Related Articles

Back to top button