Văn

Lý thuyết Lịch Sử 9 Bài 2: Liên Xô và các nước Đông Âu từ giữa

Lý thuyết Lịch Sử 9 Bài 2: Liên Xô và các nước Đông Âu từ giữa những năm 70 đến đầu những năm 90 của thế kỉ XX hay, ngắn gọn

I. SỰ KHỦNG HOẢNG VÀ TAN RÃ CỦA LIÊN BANG XÔ VIẾT

– Trước những tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1973, Ban lãnh đạo Liên Xô không tiến hành cải tổ về kinh tế xã hội làm cho đất nước lâm vào khủng hoảng toàn diện.

Cuộc biểu tình đòi li khai ở Litva

– Công cuộc cải tổ:

Tổng thống Goóc-ba-chốp

+ Tháng 3 – 1985, Goóc-ba-chốp lên nắm quyền lãnh đạo Đảng và đề ra đường lối cải tổ, nhằm đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng.

+ Do chưa có sự chuẩn bị và thiếu đường lối chiến lược toàn diện, nhất quán nên công cuộc cải tổ nhanh chóng lâm vào tình trạng bị động, lúng túng, đây khó khăn.

+ Đất nước ngày càng khủng hoảng và rối loạn.

+ Ngày 19 – 8 – 1991, một số lãnh đạo đảng và nhà nước tiến hành đảo chỉnh lật đổ Goóc-ba-chốp nhưng thất bại, Đảng Cộng sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động, Nhà nước liên bang hầu như tê liệt, các nước cộng hòa đua nhau đòi tách khỏi liên bang.

Xe tăng ở Quảng trường Đỏ trong cuộc đảo chính năm 1991

– Ngày 21 – 12 – 1991, 11 nước cộng hòa trong Liên bang Xô viết họp và kí quyết định giải tán Xô viết, thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG).

Lược đồ các nước SNG

– Ngày 25 – 12 – 1991, Goóc-ba-chốp tuyên bố từ chức Tổng thống, lá cờ Liên bang Xô viết trên nóc điện Crem-li bị hạ xuống đánh dấu sự chấm dứt của Liên bang Xô viết.

II. CUỘC KHỦNG HOẢNG VÀ TAN RÃ CỦA CHẾ ĐỘ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU

– Cuối những năm 70 và đầu những năm 80 của thế kỉ XX, các nước Đông Âu lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế và chính trị sâu sắc.

– Biểu hiện:

+ Cuối năm 1988, khủng hoảng ở Đông Âu lên tới đỉnh cao, các cuộc mít tinh, biểu tình ở các nước diễn ra dồn dập đòi cải cách kinh tế, thực hiện đa nguyên chính trị,…

+ Bên ngoài các thế lực chống chủ nghĩa xã hội ra sức chống phá.

+ Ban lãnh đạo các nước Đông Âu phải từ bỏ quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản, thực hiện đa nguyên chính trị, tiến hành tổng tuyển cử tự do.

– Kết quả: các thế lực chống chủ nghĩa xã hội thắng cử, giành chính quyền nhà nước, các Đảng Cộng sản thất bại không còn nắm quyền.

=> Cuối năm 1989, chế độ XHCN bị sụp đổ ở hầu hết các nướ Đông Âu.

– Ngày 28 – 6 – 1991, Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) chấm dứt hoạt động.

– Ngày 1 – 7 – 1991, Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va tuyên bố giải thể.

=> Chế độ XHCN sụp đổ ở Liên Xô và Đông Âu đã chấm dứt sự tồn tại của hệ thống XHCN trên thế giới.

Xem thêm các bài Lý thuyết & Câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 9 có đáp án, hay khác:

  • Lý thuyết Bài 3: Quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa hay, ngắn gọn
  • Trắc nghiệm Bài 3 (có đáp án): Quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa
  • Lý thuyết Bài 4: Các nước châu Á hay, ngắn gọn
  • Trắc nghiệm Bài 4 (có đáp án): Các nước châu Á
  • Lý thuyết Bài 5: Các nước Đông Nam Á hay, ngắn gọn
  • Trắc nghiệm Bài 5 (có đáp án): Các nước Đông Nam Á

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Lịch Sử 9 khác:

  • Giải bài tập Lịch Sử 9 (ngắn nhất)
  • Lý thuyết & 300 câu Trắc nghiệm Lịch Sử 9 có đáp án
  • Giải Tập bản đồ Lịch Sử 9
  • Giải vở bài tập Lịch Sử 9
  • Giải sách bài tập Lịch Sử 9
  • Đề thi Lịch Sử 9 có đáp án

Ngân hàng trắc nghiệm lớp 9 tại khoahoc.vietjack.com

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 9 có đáp án

Phương Anh

Phương Anh là một độc giả trên website: https://thcshiephoa.edu.vn/ chuyên về lĩnh vực giáo dục và thông tin hữu ích. Cô ấy rất đam mê học hành và luôn tìm kiếm những kiến thức mới để nâng cao trình độ của mình. Với sự tò mò và ham học hỏi, Phương Anh luôn đọc và tìm hiểu những thông tin mới nhất về các chủ đề liên quan đến giáo dục, sức khỏe và cuộc sống. Cô ấy mong muốn chia sẻ những kiến thức hữu ích của mình để giúp đỡ những người khác có thể học hỏi và phát triển bản thân một cách tốt nhất.

Related Articles

Back to top button