افلام نيك جامد 3gpkings.pro سحاق بنات مصري desiscandle potnhub.org indian webcam videos سكس واضح 3gpjizz.info سكس الخدمه kajal agarwal porn gangbangporntrends.com gujarati choda chodi اجمل كس في العالم aflamsexaraby.com ضحك سكس harem impregnation hentai xhentaihd.org nu wa hentai milf neighbour porn bustyporn.info free porn aloha sunny leone hot xvideos porngonzo.mobi pregnant anal sex antarvadna afiporn.net www.xnxxx.xom xxxpunjab eromoms.info xxxdatcom lavanya tripathixxx sumotube.mobi shakilasexvideo ileana hot videos roxtube.mobi porn short video naked photos of radhika apte freepakistanixxx.com telugu videos x randids hugevids.mobi sexy video borivali wwwe xxxx tubepatrolporn.com blue film chudai video
Văn

Soạn bài Hịch tướng sĩ (trang 55) – SGK Ngữ Văn 8 Tập 2

Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn đã phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Điều đó được thể hiện qua lòng căm thù giặc, ý chí quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược. Tác phẩm được giới thiệu trong chương trình Ngữ văn lớp 8.

Soạn bài Hịch tướng sĩ

Hôm nay, Download.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 8: Hịch tướng sĩ, nội dung chi tiết dưới đây. Các bạn học sinh có thể tham khảo ngay sau đây.

Soạn văn Hịch tướng sĩ – Mẫu 1

Soạn văn Hịch tướng sĩ chi tiết

I. Tác giả

– Trần Quốc Tuấn (1231? – 1300), tước Hưng Đạo Vương.

– Ông là một danh tướng kiệt xuất của dân tộc thời Trần.

– Năm 1285 và năm 1287, quân Nguyên – Mông xâm lược nước ta, lần nào ông cũng được Trần Nhân Tông cử làm Tiết chế thống lĩnh các đạo quân, cả hai lần đều thắng lợi vẻ vang.

– Vào đời vua Trần Anh Tông, ông về trí sĩ ở Vạn Kiếp (nay là xã Hưng Đạo, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương) rồi mất ở đấy.

– Nhân dân tôn thờ ông là Đức thánh Trần và lập đền thờ ở nhiều trên đất nước.

– Các tác phẩm của ông: Dụ chư tỳ tướng hịch văn (Hịch tướng sĩ), Binh gia diệu lý yếu lược (Binh thư yếu lược), Vạn Kiếp tông bí truyền thư (Sách bí truyền của tông phái Vạn Kiếp, đã bị thất lạc).

II. Tác phẩm

1. Thể loại

– Hịch là thể văn nghị luận thời xưa, thường được vua chúa, tướng lĩnh hoặc thủ lĩnh một phong trào dùng để cổ động, thuyết phục hoặc kêu gọi đấu tranh chống thù trong giặc ngoài.

– Hịch có kết cấu chặt chẽ, có lí lẽ sắc bén, có dẫn chứng thuyết phục.

– Đặc điểm nổi bật của hịch là khích lệ tình cảm, tinh thần người nghe.

– Hịch thường được viết theo thể văn biền ngẫu (từng cặp câu cân xứng với nhau).

– Một bài hịch thường gồm các phần: phần mở đầu có tính chất nêu vấn đề; phần thứ hai nêu truyền thống vẻ vang trong sử sách để gây lòng tin tưởng; phần thứ ba nhận định tình hình, phân tích phải trải để gây lòng căm thù giặc, phần kết thúc nêu chủ trương cụ thể và kêu gọi đấu tranh.

2. Hoàn cảnh sáng tác

– Hịch tướng sĩ do Trần Quốc Tuấn viết vào khoảng trước cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên lần thứ hai (1285).

– Bài hịch được làm để khích lệ tướng sĩ học tập cuốn Binh thư yếu lược (Sách tóm tắt những điều cốt yếu về binh pháp) do chính Trần Quốc Tuấn soạn.

3. Bố cục

  • Phần 1. Từ đầu đến “còn lưu tiếng tốt”: Nêu gương các bậc trung thần nghĩa sĩ.
  • Phần 2. Tiếp theo đến “ta cũng vui lòng”: Vạch trần tội ác của giặc và lòng căm thù của vị chủ tướng.
  • Phần 3. Tiếp theo đến “vui vẻ phỏng có được không?”: Sai trái của tướng sĩ dưới quyền.
  • Phần 4. Còn lại: Lời kêu gọi tướng sĩ ra sức học tập “Binh thư yếu lược”.

4. Tóm tắt

Đầu tiên, Trần Quốc Tuấn đưa ra những tấm gương thể hiện sự trung thành của các vị tướng thời trước. Sau đó ông nêu lên tội ác của quân giặc, bộc lộ nỗi lòng của mình trước hoàn cảnh của đất nước. Ông chỉ ra sự sai trái trong hành động, suy nghĩ của các tướng sĩ. Cuối cùng là lời kêu gọi tướng sĩ học tập theo “Binh thư yếu lược”.

III. Đọc – hiểu văn bản

1. Nêu gương các bậc trung thần nghĩa sĩ

Các gương trung thần nghĩa sĩ hi sinh vì chủ:

  • Từ quá khứ: Kỷ Tín, Do Vu, Dự Nhượng, Kính Đức, Cao Khanh
  • Đến hiện tại: Vương Công Kiên, Cốt Đãi Ngột Lang…

=> Làm nổi bật tinh thần quên mình vì chủ, vị vua, vì nước.

2. Vạch trần tội ác của giặc và lòng căm thù của vị chủ tướng

– Tội ác và sự ngang ngược của giặc: đi lại nghênh ngang, sỉ mắng triều đình, bắt nạt tể phụ, đòi ngọc lụa, thu bạc vàng…

=> Kẻ thù độc ác, tàn bạo và vô nhân tính.

– Nỗi lòng chủ tướng: “Ta thường tới bữa quên ăn… ta cũng cam lòng”.

=> Bộc lộ niềm uất hận dâng lên trong lòng người chủ tướng. Đồng thời khơi gợi sự đồng cảm ở người đọc, người nghe.

3. Sai trái của tướng sĩ dưới quyền

– Hành động hưởng lạc, thái độ bàng quan trước vận mệnh đất nước.

– Những thú vui tầm thường: chọi gà, cờ bạc, săn bắn, vui thú vườn ruộng, quyến luyến vợ con.

4. Lời kêu gọi tướng sĩ ra sức học tập “Binh thư yếu lược”

– Vạch rõ ranh giới giữa hai con đường chính và tà.

– Kêu gọi, khích lệ tinh thần tướng sĩ học tập “Binh thư yếu lược”.

Soạn văn Hịch tướng sĩ ngắn gọn

I. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Bài hịch có thể chia làm mấy đoạn? Nêu ý chính của từng đoạn.

– Bài hịch bố cục thành 4 đoạn.

– Ý chính của từng đoạn:

  • Phần 1. Từ đầu đến “còn lưu tiếng tốt”: Nêu gương các bậc trung thần nghĩa sĩ.
  • Phần 2. Tiếp theo đến “ta cũng vui lòng”: Vạch trần tội ác của giặc và lòng căm thù của vị chủ tướng.
  • Phần 3. Tiếp theo đến “vui vẻ phỏng có được không?”: Sai trái của tướng sĩ dưới quyền.
  • Phần 4. Còn lại: Lời kêu gọi tướng sĩ ra sức học tập “Binh thư yếu lược”.

Câu 2. Sự ngang ngược và tội ác của giặc được lột tả như thế nào? Đoạn văn tố cáo tội ác giặc đã khơi gợi được điều gì ở tướng sĩ?

– Sự ngang ngược và tội ác của giặc:

  • Đi lại nghênh ngang ngoài đường.
  • Uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, bắt nạt tể phụ.
  • Đòi ngọc lụa, thu bạc vàng.

=> Chúng chà đạp lên lòng tự tôn dân tộc, tham lam, hống hách.

– Tác giả đã sử dụng biện pháp ẩn dụ, so sánh để lột tả bộ mặt của chúng:

  • Hình ảnh ẩn dụ chỉ quân giặc: lưỡi cú diều, thân dê chó, hổ đói,…
  • Hình ảnh được đặt trong thế đối sánh để tỏ rõ sự căm thù, khinh bỉ cực độ: uốn lưỡi cú diều – sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó – bắt nạt tể phụ.

– Đoạn văn tố cáo tội ác của giặc đã khơi gợi lòng tự tôn dân tộc, lòng căm hận kẻ thù và ý chí quyết tâm đánh giặc cứu nước.

Câu 3. Phân tích lòng yêu nước, căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn qua đoạn văn tác giả tự nói lên nỗi lòng mình.

Lòng yêu nước căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn trước hết thể hiện qua những hành động và thái độ của ông:

– Hành động: “tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa” kết hợp với “ta thường”. Điều đó cho thấy đây là những hành động diễn ra thường xuyên, theo mức độ tăng tiến dần: từ không ăn, đến không ngủ, đến ruột đau như cắt cuối cùng là nước mắt rơi đầm đìa.

– Thái độ: uất ức, căm tức khi chưa trả thù, sẵn sàng hy sinh để rửa mối nhục cho đất nước.

– Những câu văn biền ngẫu và những động từ mạnh liên tiếp được sử dụng chỉ trong một đoạn văn ngắn “chưa xả được thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù”.

– Quyết tâm đánh bại kẻ thù: “Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng”.

Câu 4. Sau khi nêu mối ân tình giữa chủ soái và tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn phê phán những hành động sai của tướng sĩ, đồng thời khẳng định những hành động đúng nên làm là có dụng ý gì? Khi phê phán hay khẳng định, tác giả tập trung vào vấn đề gì? Tại sao phải như vậy?

– Sau khi nêu mối ân tình giữa chủ soái và tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn phê phán những hành động sai của tướng sĩ, đồng thời khẳng định những hành động nên làm nhằm thức tỉnh sự tự ý thức, trách nhiệm của binh sĩ, để họ tự nhìn nhận lại bản thân từ đó thay đổi suy nghĩ và hành động của mình.

– Khi phê phán hay khẳng định, tác giả tập trung làm rõ việc nêu cao tinh thần cảnh giác, thuyết phục họ rèn luyện, học tập theo “Binh thư yếu lược” để củng cố sức mạnh quân đội.

Câu 5. Giọng văn là lời vị chủ soái nói với tướng sĩ dưới quyền hay là lời người cùng cảnh ngộ? Là lời khuyên răn bày tỏ thiệt hơn hay là lời nghiêm khắc cảnh cáo? Cách viết của tác giả có tác động tới tướng sĩ như thế nào?

Giọng văn lúc thì là lời của vị chủ soái với tướng sĩ dưới quyền, lúc lại là của người cùng cảnh ngộ:

– Khi muốn bày tỏ ân tình hay khuyên răn thiệt hơn, tác giả lấy giọng gần gũi chân tình của người có chung cảnh ngộ: “các ngươi ở cùng ta…”.

=> Thức tỉnh binh lính ý thức được trách nhiệm của họ.

– Khi nghiêm khắc quở trách, cảnh cáo những hành động sai, thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm của tướng sĩ trước vận mệnh đất nước, tác giả thẳng thắn đưa ra những lời lẽ gay gắt, như là sỉ mắng “không biết lo, không biết thẹn…”.

=> Đẩy họ vào thế phải chứng minh lòng yêu nước của mình.

Câu 6. Hãy nêu một số đặc sắc nghệ thuật đã tạo nên sức thuyết phục người đọc bằng cả nhận thức và tình cảm ở bài Hịch tướng sĩ.

– Thủ pháp so sánh, tương phản (đoạn 2, đoạn 3).

– Thủ pháp trùng điệp, tăng tiến.

– Lập luận chặt chẽ, kết cấu hợp lý.

– Cấu tạo hình tượng sinh động.

Câu 7. Khích lệ nhiều mặt để tập trung vào một hướng, đó là cách triển khai lập luận của bài Hịch tướng sĩ. Hãy làm sáng tỏ điều này bằng một lược đồ về kết cấu của bài hịch.

  • Khích lệ lòng căm thù giặc giặc, mối hận của kẻ bị cướp nước.
  • Khích lệ tinh thần yêu nước, tình cảm của những người cùng cảnh ngộ.
  • Khích lệ tinh thần lập công và ý chí xả thân vì nước của binh lính.
  • Khích lệ tinh thần cá nhân trước vận mệnh của quốc gia, dân tộc.

=> Khích lệ tinh thần yêu nước và quyết tâm kháng chiến thắng lợi.

II. Luyện tập

Câu 1. Phát biểu cảm nhận về lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn được thể hiện qua bài hịch.

Lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn được thể hiện qua bài hịch:

– Đau đớn trước cảnh nước mất nhà tan, trước cảnh sứ giặc đi lại nghênh ngang, bắt nạt tể phụ.

– Căm thù giặc, quyết tâm đánh giặc dù có phải hi sinh cả bản thân mình.

– Khích lệ tướng sĩ, nêu gương, phân tích thiệt hơn cho tướng sĩ để tướng sĩ học theo cuốn Binh thư yếu lược, bảo vệ đất nước, đánh đuổi ngoại xâm.

=> Trần Quốc Tuấn không chỉ là một người tài ba anh dũng còn là một vị tướng hết lòng vì vận mệnh đất nước.

Câu 2. Chứng minh bài Hịch tướng sĩ vừa có lập luận chặt chẽ, sắc bén vừa giàu hình tượng, cảm xúc, do đó có sức thuyết phục cao.

– Lập luận chặt chẽ sắc bén (kết cấu gồm 3 phần, lý lẽ sắc với những dẫn chứng thuyết phục từ xưa – nay, gồm hơn – thiệt, trách nhiệm – quyền lợi…)

– Giàu hình tượng, cảm xúc khi thống thiết, khi sục sôi, khi nghiêm khắc, lúc lại ân tình.

Soạn bài Hịch tướng sĩ – Mẫu 2

I. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Bài hịch có thể chia làm mấy đoạn? Nêu ý chính của từng đoạn.

– Bài hịch có thể được chia làm bốn đoạn.

– Ý chính của từng đoạn:

  • Đoạn 1: Nêu gương các bậc trung thần nghĩa sĩ.
  • Đoạn 2: Vạch trần tội ác của giặc và lòng căm thù của vị chủ tướng.
  • Đoạn 3: Sai trái của tướng sĩ dưới quyền.
  • Đoạn 4: Lời kêu gọi tướng sĩ ra sức học tập “Binh thư yếu lược”.

Câu 2. Sự ngang ngược và tội ác của giặc được lột tả như thế nào? Đoạn văn tố cáo tội ác giặc đã khơi gợi được điều gì ở tướng sĩ?

– Sự ngang ngược và tội ác của giặc:

  • Đi lại nghênh ngang ngoài đường.
  • Uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, bắt nạt tể phụ.
  • Đòi ngọc lụa, thu bạc vàng.

– Đoạn văn tố cáo tội ác của giặc đã khơi gợi được lòng căm hận kẻ thù và ý chí quyết tâm đánh giặc cứu nước.

Câu 3. Phân tích lòng yêu nước, căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn qua đoạn văn tác giả tự nói lên nỗi lòng mình.

Lòng yêu nước căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn trước hết thể hiện qua những hành động và thái độ của ông:

– Hành động: “tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa” kết hợp với “ta thường”. Điều đó cho thấy đây là những hành động diễn ra thường xuyên, theo mức độ tăng tiến dần: từ không ăn, đến không ngủ, đến ruột đau như cắt cuối cùng là nước mắt rơi đầm đìa.

– Thái độ: Uất ức, căm tức khi chưa trả thù, sẵn sàng hy sinh để rửa mối nhục cho đất nước: “chưa xả được thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù”; Quyết tâm đánh bại kẻ thù: “Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng”.

Câu 4. Sau khi nêu mối ân tình giữa chủ soái và tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn phê phán những hành động sai của tướng sĩ, đồng thời khẳng định những hành động đúng nên làm là có dụng ý gì? Khi phê phán hay khẳng định, tác giả tập trung vào vấn đề gì? Tại sao phải như vậy?

– Sau khi nêu mối ân tình giữa chủ soái và tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn phê phán những hành động sai của tướng sĩ. Đồng thời khẳng định những hành động nên làm nhằm thức tỉnh sự tự ý thức, trách nhiệm của binh sĩ, để họ tự nhìn nhận lại bản thân từ đó thay đổi suy nghĩ và hành động của mình.

– Khi phê phán hay khẳng định, tác giả tập trung vào việc nêu cao tinh thần cảnh giác, thuyết phục họ rèn luyện, học tập theo “Binh thư yếu lược” để củng cố sức mạnh quân đội.

Câu 5. Giọng văn là lời vị chủ soái nói với tướng sĩ dưới quyền hay là lời người cùng cảnh ngộ? Là lời khuyên răn bày tỏ thiệt hơn hay là lời nghiêm khắc cảnh cáo? Cách viết của tác giả có tác động tới tướng sĩ như thế nào?

– Giọng văn lúc thì là lời của vị chủ soái với tướng sĩ dưới quyền, lúc lại là của người cùng cảnh ngộ.

– Khi muốn bày tỏ ân tình hay khuyên răn thiệt hơn, tác giả lấy giọng gần gũi chân tình của người có chung cảnh ngộ: “các ngươi ở cùng ta…” nhằm thức tỉnh binh lính ý thức được trách nhiệm của họ.

– Khi nghiêm khắc quở trách, cảnh cáo những hành động sai, thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm của tướng sĩ trước vận mệnh đất nước, tác giả thẳng thắn đưa ra những lời lẽ gay gắt, như là sỉ mắng “không biết lo, không biết thẹn…” nhằm đẩy họ vào thế phải chứng minh lòng yêu nước của mình.

Câu 6. Hãy nêu một số đặc sắc nghệ thuật đã tạo nên sức thuyết phục người đọc bằng cả nhận thức và tình cảm ở bài Hịch tướng sĩ.

  • Thủ pháp so sánh, tương phản (đoạn 2, đoạn 3).
  • Thủ pháp trùng điệp, tăng tiến.
  • Lập luận chặt chẽ, kết cấu hợp lý.
  • Cấu tạo hình tượng sinh động.

Câu 7. Khích lệ nhiều mặt để tập trung vào một hướng, đó là cách triển khai lập luận của bài Hịch tướng sĩ. Hãy làm sáng tỏ điều này bằng một lược đồ về kết cấu của bài hịch.

Khích lệ tinh thần yêu nước và quyết tâm kháng chiến thắng lợi:

  • Khích lệ lòng căm thù giặc giặc, mối hận của kẻ bị cướp nước.
  • Khích lệ tinh thần yêu nước, tình cảm của những người cùng cảnh ngộ.
  • Khích lệ tinh thần lập công và ý chí xả thân vì nước của binh lính.
  • Khích lệ tinh thần cá nhân trước vận mệnh của quốc gia, dân tộc.

II. Luyện tập

Câu 1. Phát biểu cảm nhận về lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn được thể hiện qua bài hịch.

Qua “Hịch tướng sĩ”, lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn đã được thể hiện rõ ràng. Ông vô cùng đau đớn trước khi chứng kiến cảnh nước mất nhà tan. Ông cũng căm thù giặc sâu sắc, và bày tỏ lòng quyết tâm đánh giặc dù có phải hi sinh cả bản thân mình. Trần Quốc Tuấn không chỉ là một người tài ba anh dũng còn là một vị tướng hết lòng vì vận mệnh đất nước.

Câu 2. Chứng minh bài “ Hịch tướng sĩ” vừa có lập luận chặt chẽ, sắc bén vừa giàu hình tượng, cảm xúc, do đó có sức thuyết phục cao.

– Lập luận chặt chẽ sắc bén với kết cấu gồm ba phần, lý lẽ sắc với những dẫn chứng thuyết phục từ xưa – nay, gồm hơn – thiệt, trách nhiệm – quyền lợi…

– Giàu hình tượng, cảm xúc khi thống thiết, khi sục sôi, khi nghiêm khắc, lúc lại ân tình (khi nói về tội ác của kẻ thù, thái độ của bản thân trước tội ác…)

Soạn văn Hịch tướng sĩ – Mẫu 3

I. Tác giả

– Trần Quốc Tuấn (1231? – 1300), tước Hưng Đạo Vương, là một danh tướng kiệt xuất của dân tộc thời Trần.

– Năm 1285 và năm 1287, quân Nguyên – Mông xâm lược nước ta, lần nào ông cũng được Trần Nhân Tông cử làm Tiết chế thống lĩnh các đạo quân, cả hai lần đều thắng lợi vẻ vang.

– Vào đời vua Trần Anh Tông, ông về trí sĩ ở Vạn Kiếp (nay là xã Hưng Đạo, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương) rồi mất ở đấy. Nhân dân tôn thờ ông là Đức thánh Trần và lập đền thờ ở nhiều trên đất nước.

– Các tác phẩm gồm: Dụ chư tỳ tướng hịch văn (Hịch tướng sĩ), Binh gia diệu lý yếu lược (Binh thư yếu lược), Vạn Kiếp tông bí truyền thư (Sách bí truyền của tông phái Vạn Kiếp, đã bị thất lạc).

II. Tác phẩm

1. Thể loại

– Hịch là thể văn nghị luận thời xưa, thường được vua chúa, tướng lĩnh hoặc thủ lĩnh một phong trào dùng để cổ động, thuyết phục hoặc kêu gọi đấu tranh chống thù trong giặc ngoài.

– Một bài hịch thường gồm các phần: phần mở đầu có tính chất nêu vấn đề; phần thứ hai nêu truyền thống vẻ vang trong sử sách để gây lòng tin tưởng; phần thứ ba nhận định tình hình, phân tích phải trải để gây lòng căm thù giặc, phần kết thúc nêu chủ trương cụ thể và kêu gọi đấu tranh.

2. Hoàn cảnh sáng tác

– Hịch tướng sĩ do Trần Quốc Tuấn viết vào khoảng trước cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên lần thứ hai (1285).

– Bài hịch được làm để khích lệ tướng sĩ học tập cuốn Binh thư yếu lược (Sách tóm tắt những điều cốt yếu về binh pháp) do chính Trần Quốc Tuấn soạn.

3. Bố cục

  • Phần 1. Từ đầu đến “còn lưu tiếng tốt”: Nêu gương các bậc trung thần nghĩa sĩ.
  • Phần 2. Tiếp theo đến “ta cũng vui lòng”: Vạch trần tội ác của giặc và lòng căm thù của vị chủ tướng.
  • Phần 3. Tiếp theo đến “vui vẻ phỏng có được không?”: Sai trái của tướng sĩ dưới quyền.
  • Phần 4. Còn lại: Lời kêu gọi tướng sĩ ra sức học tập “Binh thư yếu lược”.

4. Tóm tắt

Trần Quốc Tuấn nêu ra những tấm gương thể hiện sự trung thành của các vị tướng thời trước. Sau đó, tác giả nêu lên tội ác của quân giặc, bộc lộ nỗi lòng của mình trước hoàn cảnh của đất nước. Ông chỉ ra sự sai trái trong hành động, suy nghĩ của các tướng sĩ. Cuối cùng là lời kêu gọi tướng sĩ học tập theo “Binh thư yếu lược”.

II. Đọc – hiểu văn bản

1. Tấm gương của các bậc trung thần nghĩa sĩ

  • Quá khứ: Kỷ Tín, Do Vu, Dự Nhượng, Kính Đức, Cao Khanh
  • Hiện tại: Vương Công Kiên, Cốt Đãi Ngột Lang…

=> Làm nổi bật tinh thần quên mình vì chủ.

2. Tội ác của giặc và lòng căm thù của vị chủ tướng

– Tội ác và sự ngang ngược của giặc: đi lại nghênh ngang, sỉ mắng triều đình, bắt nạt tể phụ, đòi ngọc lụa, thu bạc vàng…

– Nỗi lòng chủ tướng: “Ta thường tới bữa quên ăn… ta cũng cam lòng”.

=> Bộc lộ niềm uất hận dâng lên trong lòng người chủ tướng. Đồng thời khơi gợi sự đồng cảm ở người đọc, người nghe.

3. Hành động sai trái của binh sĩ dưới quyền

– Hành động hưởng lạc, thái độ bàng quan trước vận mệnh đất nước.

– Những thú vui tầm thường: chọi gà, cờ bạc, săn bắn, vui thú vườn ruộng, quyến luyến vợ con.

4. Kêu gọi tướng sĩ ra sức học tập “Binh thư yếu lược”

– Vạch rõ ranh giới giữa hai con đường chính và tà.

– Kêu gọi, khích lệ tinh thần tướng sĩ học tập “Binh thư yếu lược”.

IV. Tổng kết

– Nội dung: Bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Điều đó được thể hiện qua lòng căm thù giặc, ý chí quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược.

– Nghệ thuật: Lập luận chặt chẽ, lí lẽ rõ ràng, giàu hình ảnh, có sức thuyết phục cao, lời văn giàu tính nhạc điệu…

Phương Anh

Phương Anh là một độc giả trên website: https://thcshiephoa.edu.vn/ chuyên về lĩnh vực giáo dục và thông tin hữu ích. Cô ấy rất đam mê học hành và luôn tìm kiếm những kiến thức mới để nâng cao trình độ của mình. Với sự tò mò và ham học hỏi, Phương Anh luôn đọc và tìm hiểu những thông tin mới nhất về các chủ đề liên quan đến giáo dục, sức khỏe và cuộc sống. Cô ấy mong muốn chia sẻ những kiến thức hữu ích của mình để giúp đỡ những người khác có thể học hỏi và phát triển bản thân một cách tốt nhất.

Related Articles

Back to top button