Sử

Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 8 (có đáp án): Nhật Bản (phần 2)

Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 8 (có đáp án): Nhật Bản (phần 2)

Bộ 30 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 12 Bài 8: Nhật Bản có đáp án, chọn lọc với các câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm, củng cố kiến thức để đạt điểm cao trong bài thi trắc nghiệm môn Lịch Sử lớp 12.

Câu 27. Nguyên nhân chính khiến Nhật Bản không chi tiêu nhiều cho quốc phòng là

A. nằm trong vùng thường xảy ra thiên tai, động đất, sóng thần.

B. nằm trong “chiếc ô” bảo hộ hạt nhân của Mĩ.

C. lãnh thổ nhỏ hẹp, tài nguyên khoáng sản không nhiều.

D. dân cư đông nên không cần thiết đầu tư nhiều vào quốc phòng.

Câu 28. Sự phát triển “thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản bắt đầu trong khoảng thời gian nào?

A Những năm 50 của thế kỉ XX.

B. Những năm 60 của thế kỉ XX.

C. Những năm 70 của thế kỉ XX.

D. Những năm 80 của thế kỉ XX.

Câu 29. Năm 1968, tổng sản phẩm quốc dân của Nhật đạt được:

A. 120 tỉ USD. B. 161 tỉ USD.

C. 172 tỉ USD. D. 183 tỉ USD.

Câu 30. Nguyên nhân khách quan đưa đến sự phục hồi kinh tế của Nhật Bản và Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. đẩy mạnh khai thác, bóc lột thuộc địa.

B. đầu tư phát triển khoa học kĩ thuật.

C. sự viện trợ của Mĩ.

D. đầu tư phát triển con người.

Câu 31. Từ những năm 80 của thế kỉ XX, Nhật Bản đã vươn lên thành siêu cường số một thế giới về

A. công nghiệp. B. tài chính.

C. kinh tế. D. quân sự.

Câu 32. Sự phát triển “thần kì của Nhật Bản” được thể hiện rõ nhất ở điểm nào?

A. Năm 1968, tổng sản phẩm quốc dân đứng hàng thứ hai trên thế giới

B. Trong khoảng hơn 20 năm (1950 – 1973), tổng sản phẩm quốc dân của Nhật Bản tăng 20 lần.

C. Từ thập niên 70 (thế kỉ XX), Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế tài chính của thế giới tư bản (cùng với Mĩ, Tây Âu).

D. Từ nước chiến bại, hết sức khó khăn thiếu thốn, Nhật Bản vươn lên thành siêu cường kinh tế.

Câu 33. Trong sự phát triển “thần kì” của Nhật Bản có nguyên nhân nào giống với nguyên nhân phát triển kinh tế của các nước tư bản khác:

A. Lợi dụng vốn nước ngoài, tập trung đầu tư vào các ngành kĩ thuật then chốt.

B. Biết tận dụng và khai thác những thành tựu khoa học – kĩ thuật.

C. Đầu tư cho quốc phòng thấp để tập trung phát triển kinh tế.

D. Phát huy truyền thống tự lực tự cường của nhân dân Nhật Bản.

Câu 34. Nguyên nhân khách quan khiến kinh tế Nhật Bản phát triển sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. con người Nhật Bản có ý chí vươn lên, được đào tạo chu đáo, cần cù lao động.

B. vai trò quan trọng của Nhà nước trong việc đề ra các chiến lược phát triển.

C. tiến hành các cải cách dân chủ ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

D. biết tận dụng những thành tựu khoa học – kĩ thuật hiện đại thế giới.

Câu 35. Để phát triển khoa học kĩ thuật, Nhật Bản có hiện tượng gì ít thấy ở các nước khác?

A. Coi trọng và phát triển nền giáo dục quốc dân, khoa học kĩ thuật.

B. Đi sâu vào các ngành công nghiệp dân dụng.

C. Xây dựng nhiều công trình hiện đại trên mặt biển và dưới đáy biển.

D. Coi trọng việc nhập kĩ thuật hiện đại, mua bằng phát minh của nước ngoài.

Câu 36. Từ đầu năm 90 của thế kỉ XX, nền kinh tế Nhật Bản như thế nào?

A. Tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao.

B. Bị cạnh tranh gay gắt bởi các nước công nghiệp mới.

C. Lâm vào tình trạng suy thoái kéo dài.

D. Là nước có nền kinh tế phát triển nhất.

Câu 37. Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật được kí kết nhằm mục đích gì?

A. Nhật Bản muốn lợi dụng vốn và kĩ thuật của Mĩ để phát triển kinh tế.

B. Biến Nhật Bản trở thành căn cứ quân sự duy nhất của Mĩ ở khu vực châu Á.

C. Hình thành một liên minh chống lại các nước xã hội chủ nghĩa và phong trào giải phóng dân tộc vùng viễn Đông.

D. Tạo thế cân bằng về lực lượng quân sự giữa Mĩ và Nhật.

Câu 38. Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm nổi bật trong quan hệ đối ngoại của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Không đưa quân đi tham chiến ở nước ngoài.

B. Liên minh chặt chẽ với Mĩ

C. Cạnh tranh gay gắt với Mĩ và các nước Tây Âu.

D. Phát triển kinh tế đối ngoại, xâm nhập và mở rộng phạm vi thế lực bằng kinh tế ở khắp mọi nơi, đặc biệt là Đông Nam Á.

Câu 39.Nhật Bản trở thành thành viên của Liên hợp quốc vào năm nào?

A. Năm 1956. B. Năm 1973. C. Năm 1977. D. Năm 1991.

Câu 40. Ba trung tâm kinh tế tài chính lớn của thế giới hình thành vào thập niên 70 của thế kỉ XX là

A. Mĩ, Anh, Pháp.

B. Mĩ, Liên Xô, Nhật Bản.

C. Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu.

D. Mĩ, Đức, Nhật Bản.

Câu 41. GDP giành cho quốc phòng của Nhật Bản chỉ dưới 1% tổng GDP vì

A. nền công nghiệp quốc phòng của Nhật phát triển mạnh mẽ.

B. Nhật đứng dưới “chiếc ô” bảo hộ hạt nhân của Mĩ.

C. Nhật thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, trung lập.

D. Nhật đã có lực lượng quân đội thường trực hùng mạnh.

Câu 42. Tháng 8 – 1977, ở Nhật có sự kiện gì thể hiện sự thay đổi trong chính sách ngoại giao?

A. Hiệp ước hòa bình và hữu nghị Nhật -Trung.

B. Học thuyết Kai-phu.

C. Học thuyết Phucađa.

D. Học thuyết Hayatô.

Câu 43. Nội dung cơ bản của học thuyết Hasimôtô mà Chính phủ Nhật Bản đưa ra năm 1997 là

A. chú trọng phát triển quan hệ với các nước Đông Nam Á và tổ chức ASEAN.

B. tăng cường quan hệ chiến lược với các nước khu vực Đông Bắc Á.

C. tăng cường quan hệ hợp tác với các nước châu Phi và Mĩ Latinh.

D. coi trọng việc hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa.

Câu 44. Sự kiện đánh dấu sự “trở về” châu Á của Nhật Bản là

A. Hiệp ước hoà bình và hữu nghị Trung- Nhật được kí kết (1978).

B. học thuyết Kai-phu (1991) được đề ra.

C. học thuyết Phu-cư-đa (1977) được đề ra.

D. Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật được kéo dài vĩnh viễn.

Câu 45. Hai sự kiện nào sau đây xảy ra trong năm 1956 và có ý nghĩa quan trọng trong chính sách đối ngoại của Nhật?

A. Bình thường hóa quan hệ với Liên Xô và gia nhập Liên hợp quốc.

B. Thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam và Trung Quốc.

C. Thiết lập quan hệ ngoại giao với Mĩ và tây Âu.

D. Thiết lập quan hệ ngoại giao với ASEAN và Liên minh châu Âu.

Câu 46. Trong bối cảnh Chiến tranh lạnh, về quân sự, Nhật Bản khác với các nước tư bản Tây Âu ở chỗ

A. không tham gia bất kì tổ chức quân sự nào của Mĩ.

B. không sản xuất vũ khí cho Mĩ.

C. không có quân đội thường trực.

D. không có lực lượng phòng vệ.

Câu 47. Nguyên nhân chính nào giúp Nhật Bản không chi tiêu nhiều cho chi phí quốc phòng?

A. Nhật nằm trong vùng thường xảy ra thiên tai, động đất, sóng thần.

B. Nhật nằm trong “ô bảo vệ hạt nhân” của Mĩ.

C. Tài nguyên khoáng sản không nhiều, nợ nước ngoài lớn.

D. Dân cư đông không thích hợp đầu tư nhiều vào quốc phòng.

Câu 48. Theo Hiến pháp hiện nay, ai là người đứng đầu Chính phủ ở Nhật Bản?

A. Tổng thống.

B. Chủ tịch Quốc hội.

C. Thiên hoàng.

D. Thủ tướng.

Câu 49. Việt Nam có thể rút ra bài học gì về sự phát triển kinh tế của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Khai thác triệt để nguồn tài nguyên thiên nhiên.

B. Liên minh chặt chẽ với các cường quốc tư bản.

C. Đầu tư phát triển khoa học và chú trọng giáo dục.

D. Giảm chi phí cho quốc phòng để tập trung phát triển kinh tế.

Câu 50. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) có tác động như thế nào đến tình hình Nhật Bản sau khi bước ra khỏi cuộc chiến?

A. Tàn phá nặng nề đất nước Nhật.

B. Giúp Nhật Bản giàu lên nhanh chóng.

C. Mang lại cho Nhật Bản nhiều thuộc địa.

D. Giúp Nhật Bản tăng cường ảnh hưởng.

Câu 51. Lực lượng thực hiện cải cách dân chủ ở Nhật Bản trong những năm 1945-1952 là

A. Chính phủ Nhật Bản

B. Thiên Hoàng

C. Nghị viện Nhật Bản

D. Bộ chỉ huy tối cao lực lượng quân đồng minh

Câu 52. Từ năm 1952 đến năm 1973, tình trạng mất cân đối của kinh tế Nhật Bản được biểu hiện như thế nào?

A. Kinh tế chủ yếu phát triển ở ba trung tâm là Tôkiô, Ôxaca và Nagôia, giữa công nghiệp và nông nghiệp.

B. Chưa giải quyết được mối quan hệ giữa tăng trưởng với công bằng xã hội.

C. Chênh lệch giữa thành thị và nông thôn, sự cạnh tranh quyết liệt của Mĩ và Tây Âu.

D. Tồn tại tình trạng phân biệt giàu nghèo, giữa công nghiệp và nông nghiệp.

Câu 53. Nội dung nào sau đây không phải là biện pháp khôi phục đất nước của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Nhận viện trợ của Mĩ qua hình thức vay nợ để phát triển.

B. Xây dựng lực lượng quân sự hùng mạnh để đối phó với Trung Quốc.

C. Ban hành Hiến pháp mới và tiến hành nhiều cải cách dân chủ tiến bộ

D. Loại bỏ chủ nghĩa quân phiệt và bộ máy chiến tranh của Nhật Bản.

Câu 54. Điểm giống nhau giữa Nhật Bản và bốn “con rồng” kinh tế của châu Á trong thế kỉ XX là

A. đều đẩy mạnh cải cách dân chủ, cải cách mở cửa, hội nhập quốc tế.

B. không đặt quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa.

C. không chi nhiều tiền của cho quốc phòng, an ninh

D. không tham gia bất kì liên minh chính trị, quân sự nào

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 12 có đáp án ôn thi THPT Quốc gia hay khác:

  • Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 9: Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì “chiến tranh lạnh” (phần 1)
  • Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 9: Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì “chiến tranh lạnh” (phần 2)
  • Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 10: Cách mạng khoa học – công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX (phần 1)
  • Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 10: Cách mạng khoa học – công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX (phần 2)
  • Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 11: Tổng kết lịch sử thế giới từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000 (phần 1)

Ngân hàng trắc nghiệm miễn phí ôn thi THPT Quốc Gia tại khoahoc.vietjack.com

  • Hơn 75.000 câu trắc nghiệm Toán có đáp án
  • Hơn 50.000 câu trắc nghiệm Hóa có đáp án chi tiết
  • Gần 40.000 câu trắc nghiệm Vật lý có đáp án
  • Hơn 50.000 câu trắc nghiệm Tiếng Anh có đáp án
  • Kho trắc nghiệm các môn khác

Phương Anh

Phương Anh là một độc giả trên website: https://thcshiephoa.edu.vn/ chuyên về lĩnh vực giáo dục và thông tin hữu ích. Cô ấy rất đam mê học hành và luôn tìm kiếm những kiến thức mới để nâng cao trình độ của mình. Với sự tò mò và ham học hỏi, Phương Anh luôn đọc và tìm hiểu những thông tin mới nhất về các chủ đề liên quan đến giáo dục, sức khỏe và cuộc sống. Cô ấy mong muốn chia sẻ những kiến thức hữu ích của mình để giúp đỡ những người khác có thể học hỏi và phát triển bản thân một cách tốt nhất.

Related Articles

Back to top button