Toán

Soạn bài Thực hành tiếng việt trang 86 Ngữ văn 10 Kết nối tri thức

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 86 sách Ngữ văn 10 Kết nối với tri thức với cuộc sống tập 1 do Butbi biên soạn giúp cho các bạn học sinh chuẩn bị tốt cho tiết học trên lớp sắp tới. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để chuẩn bị  thật tốt bài soạn cũng như tập trung lắng nghe bài giảng từ giáo viên các bạn nhé!

soan-bai-thuc-hanh-tieng-viet-trang-86-ngu-van-10-kntt

TOPCLASS10  GIẢI PHÁP HỌC TẬP TOÀN DIỆN DÀNH CHO 2K8

✅ Chuyển cấp nhẹ nhàng, chinh phục mọi bộ SGK – Bứt phá điểm 9,10

✅ Mô hình học tập 4 bước toàn diện: HỌC – LUYỆN – HỎI – KIỂM TRA

✅ Đội ngũ giáo viên luyện thi hàng đầu 16+ năm kinh nghiệm

✅ Dịch vụ hỗ trợ học tập đồng hành xuyên suốt quá trình học tập

Tham khảo thêm bài viết:

Câu 1 | Soạn bài Thực hành tiếng việt trang 86 Ngữ văn 10 Cánh diều Kết nối tri thức

Nêu nhận xét khái quát về tính liên kết và mạch lạc ở trong văn bản “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”.

Lời giải chi tiết:

Nhận xét khái quát về tính liên kết và mạch lạc trong văn bản: 

Về tính mạch lạc: Các đoạn văn trong văn bản đều làm nổi bật lên luận đề chung của văn bản, và được sắp xếp theo một trình tự hợp lý, logic.

Về tín liên kết: Các câu ở trong đoạn văn đều hướng về chủ đề chính của từng đoạn và được liên kết cùng với nhau bằng các phép nối, phép lặp, phép thế,… 

Câu 2 | Soạn bài Thực hành tiếng việt trang 86 Ngữ văn 10 Cánh diều Kết nối tri thức

Đọc các đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi: 

soan-bai-thuc-hanh-tieng-viet-trang-86-ngu-van-10-kntt-1

a) Tại sao nó được xem là một đoạn văn?

b) Hãy chỉ ra mạch lạc giữa các câu ở trong đoạn văn trên.

c) Dấu hiệu nào cho thấy sự mạch lạc giữa đoạn văn này và các đoạn văn khác ở trong văn bản “Yêu và đồng cảm”?

d) Trong đoạn văn trên, những từ ngữ nào được lặp lại nhiều lần? Cách sử dụng từ ngữ như vậy có tác dụng gì?

soan-bai-thuc-hanh-tieng-viet-trang-86-ngu-van-10-kntt-2

a) Vì sao phép lặp từ đã được sử dụng tại các câu kề nhau mà đoạn văn vẫn rời rạc?

b) Đoạn văn trên đã mắc lỗi liên kết như thế nào?

soan-bai-thuc-hanh-tieng-viet-trang-86-ngu-van-10-kntt-3

a) Dấu hiệu nổi bật giúp em nhận ra lỗi về mạch lạc trong đoạn văn là gì?

b) Chỉ ra các dấu hiệu của lỗi liên kết ở trong đoạn văn.

c) Đề xuất cách sửa lỗi để đảm bảo đoạn văn có tính mạch lạc. 

Lời giải chi tiết:

Đoạn 1:

a) Lý do đoạn (1) được xem là đoạn văn:

Về hình thức:

  • Đoạn văn trên được tạo thành bởi 4 câu văn được liên kết với nhau bằng phép liên kết hình thức – Phép lặp.
  • Đoạn văn trên được viết ở giữa hai dấu chấm xuống dòng, chữ cái đầu đoạn được viết lùi vào một chữ và được viết hoa.

Về nội dung: Nội dung của đoạn văn viết về lòng đồng cảm của con người, thuộc văn bản Yêu và đồng cảm.

b) Các câu ở trong đoạn văn có sự mạch lạc với nhau, cùng nói về tấm lòng đồng cảm của con người, trong câu đều nhắc tới các từ “tấm lòng” hay “lòng đồng cảm”.

c) Dấu hiệu nhận thấy tính mạch lạc giữa các đoạn:

– Đoạn văn trên và những đoạn văn khác đều hướng đến làm nổi bật chủ đề của văn bản “Yêu và đồng cảm”.

– Đoạn văn trên là một lý lẽ nằm ở trong đoạn (5) của văn bản, kết lại vấn đề về tấm lòng đồng cảm của con người và trẻ em.

d) Những từ ngữ được lặp đi lặp lại nhiều lần: 

  • con người/người
  • tấm lòng
  • lòng đồng cảm 
  • chỉ có/chỉ vì

– Tác dụng của việc lặp lại những từ ngữ trên là để tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các câu, đoạn văn có sự mạch lạc và logic về mặt hình thức.

Đoạn 2:

a) Lý do đoạn văn vẫn rời rạc: Sử dụng phép liên kết chưa đúng cách, chưa phù hợp, các câu văn chưa vẫn có sự liên kết khiến cho đoạn văn bị rời rạc.

b) Lỗi liên kết: Đoạn văn có sử dụng phép liên kết hình thức (phép lặp) chưa phù hợp, chưa liên kết được với các câu trong đoạn.

Đoạn 3:

a) Dấu hiệu nổi bật: Câu văn thứ 2 trong đoạn được triển khai không đúng với chủ đề chung của đoạn văn.

b) Dấu hiệu của lỗi liên kết:

– Phép nối được sử dụng để liên kết giữa câu 1 và câu 2 chưa phù hợp.

– Giữa câu thứ 2 và câu thứ 3 chưa có phép liên kết hình thức.

c) Cách sửa:

– Thay thế phép nối “Mặc dù…nên…” giữa câu 1 với câu 2 thành “Vì … nên…”, trở thành câu: 

“/Vì/ không tìm thấy được ích lợi của đọc sách trong việc bồi dưỡng tâm hồn, phát huy trí tưởng tượng và rèn luyện cách suy nghĩ /nên/ hầu như mọi người đã vứt bỏ thói quen đọc sách.”

– Có thể sửa câu thứ 3 thành: 

“Tuy chiếc điện thoại thông minh rất tiện lợi trong việc đáp ứng nhiều nhu cầu của con người trong cuộc sống hiện đại, nhưng nó lại khó giúp ta tìm được sự yên tĩnh, lắng sâu trong tâm hồn”.

Trên đây Butbi đã hướng dẫn các bạn học sinh Soạn bài Thực hành tiếng việt trang 86 chương trình Ngữ văn 10 Kết nối với tri thức tập 1. Hãy theo dõi BUTBI thường xuyên để có thể cập nhật những bài soạn mới nhất trong chuỗi bài hướng dẫn Soạn văn 10 các bạn nhé!

Theo gõi chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết tại:

Trang chủ: https://thcshiephoa.edu.vn/

Phương Anh

Phương Anh là một độc giả trên website: https://thcshiephoa.edu.vn/ chuyên về lĩnh vực giáo dục và thông tin hữu ích. Cô ấy rất đam mê học hành và luôn tìm kiếm những kiến thức mới để nâng cao trình độ của mình. Với sự tò mò và ham học hỏi, Phương Anh luôn đọc và tìm hiểu những thông tin mới nhất về các chủ đề liên quan đến giáo dục, sức khỏe và cuộc sống. Cô ấy mong muốn chia sẻ những kiến thức hữu ích của mình để giúp đỡ những người khác có thể học hỏi và phát triển bản thân một cách tốt nhất.

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button