Toán

Soạn bài Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề

Bài viết hướng dẫn Soạn bài Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề SGK Ngữ văn 10 Kết nối tri thức với cuộc sống tập một được Butbi biên soạn giúp các bạn học sinh chuẩn bị tốt cho tiết học sắp tới. Bài viết gồm phần chuẩn bị, trả lời câu hỏi và bài thuyết trình tham khảo. Cùng theo dõi ngay sau đây!

soan-bai-trinh-bay-bao-cao-ket-qua-nghien-cuu-ve-mot-van-de

TOPCLASS10  GIẢI PHÁP HỌC TẬP TOÀN DIỆN DÀNH CHO 2K8

✅ Chuyển cấp nhẹ nhàng, chinh phục mọi bộ SGK – Bứt phá điểm 9,10

✅ Mô hình học tập 4 bước toàn diện: HỌC – LUYỆN – HỎI – KIỂM TRA

✅ Đội ngũ giáo viên luyện thi hàng đầu 16+ năm kinh nghiệm

✅ Dịch vụ hỗ trợ học tập đồng hành xuyên suốt quá trình học tập

Tham khảo thêm bài viết:

1. Chuẩn bị nói và nghe | Soạn bài Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm thơ

a) Chuẩn bị nói

Trong việc trình bày báo cáo về kết quả nghiên cứu, người nói cần đưa đến cho người nghe những thông tin khái quát, trung thực và chính xác về nội dung công việc đã hoàn thành ở phần Viết. Để có thể đáp ứng được yêu cầu này, cần phải thực hiện các thao tác sau:

– Tóm tắt lại báo cáo kết quả nghiên cứu đã viết (trong khoảng từ 1 – 1.5 trang giấy)

– Gạch chân dưới những luận điểm hoặc thông tin chính của bài viết. Ghi chú về những ngữ liệu minh họa quan trọng cần được nêu lên khi thuyết trình về từng luận điểm.

– Xác định đúng các từ ngữ then chốt gắn với từng luận điểm để dễ ghi nhớ và dễ triển khai luận điểm, đảm bảo cho bài thuyết trình có trọng tâm, không sa vào lối kể chuyện, lan man.

– Chuẩn bị PowerPoint (nếu có): PowerPoint cần phải được soạn với các thông tin chắt lọc, hình ảnh hoặc video minh họa sinh động, thể hiện nét đặc trưng của báo cáo kết quả nghiên cứu.

b) Chuẩn bị nghe

Tìm hiểu trước về tiêu đề của báo cáo kết quả nghiên cứu sẽ được trình bày để có định hướng lắng nghe phù hợp. Viết ra ra những câu hỏi ban đầu về vấn đề để dễ dàng theo dõi nội dung của bài trình bày. Chẳng hạn, nếu báo cáo được nghe có tên là “Một số dấu ấn của sử thi Ấn Độ “Ra-ma-ya-na”có thể lưu truyền đến Việt Nam” thì câu hỏi có thể phác thảo ra là: Bằng cách nào sử thi “Ra-ma-ya-na” có thể lưu truyền đến Việt Nam? Ảnh hưởng của sử thi “Ra-ma-ya-na” đối với văn hóa Việt Nam thể hiện ở những điểm nào?,… Với những câu hỏi này, người nghe sẽ có thể lắng nghe một tâm thế tích cực.

2. Thực hành nói và nghe | Soạn bài Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề

a) Chuẩn bị

Người nói

Người nghe

– Mở đầu: Nêu tên và lý do lựa chọn vấn đề nghiên cứu; trình bày ngắn gọn quá trình thực hiện nghiên cứu.

– Triển khai: Trình bày tóm tắt những luận điểm, thông tin chính có ở trong bản viết theo trình tự hợp lý, kết hợp nhịp nhàng cùng với việc trình chiếu PowerPoint (nếu có). Có thể tổ chức lại nội dung của từng luận điểm theo hình thức câu hỏi – lời đáp (bởi thực chất của việc nghiên cứu là tìm lời đáp cho các thắc mắc nảy sinh trong quá trình tiếp xúc với đối tượng).

– Kết luận: Khái quát lại các kết quả nghiên cứu chính; cảm ơn người nghe và tỏ thái độ sẵn sàng tiếp nhận lại những ý kiến trao đổi đối thoại.

– Theo dõi màn thuyết trình của người nói, ghi ra giấy các câu hỏi, ý nghĩ nảy sinh trong quá trình lắng nghe.

– Hỗ trợ người nói trong việc sử dụng bản trình chiếu (nếu có)

b) Bài nói mẫu tham khảo

Đề tài: Bài học triết lí trong một câu truyện ngụ ngôn tự chọn.

1. Đặt vấn đề

Ngụ ngôn là một tiểu loại nằm trong các loại hình văn học dân gian. Mỗi câu truyện ngụ ngôn đều chứa đựng những triết lý sống giống như thể loại tục ngữ, nhưng nó lại được thể hiện dưới hình thức khác biệt, mang đặc trưng độc đáo riêng mà chỉ thể loại ngụ ngôn mới có.

2. Giải quyết vấn đề

Ngụ ngôn là kiểu truyện có ngụ ý đằng sau cốt truyện, được xây dựng với mục đích nên lên bài học triết lí, bài học sống cho những thế hệ. Truyện ngụ ngôn, thường có tính châm biếm và đả kích sâu sắc một tầng lớp ở trong xã hội, phê phán những đức tính xấu của con người như keo kiệt, xu nịnh, huênh hoang, tham lam, dẫn tới những hậu quả xấu.

soan-bai-trinh-bay-bao-cao-ket-qua-nghien-cuu-ve-mot-van-de-2

Đầu tiên, là bài học triết lý được thể hiện trong truyện “Chân tay tai mắt miệng”. Câu chuyện muốn nói tới bài học về tình đoàn kết, đừng có nghe ai xui dại mà làm bậy, thiệt hại đến cả bản thân. Trong một tập thể sống, mỗi thành viên đều không thể sống tách biệt mà phải nương tựa, gắn bó cùng nhau tồn tại, phải biết hợp tác và tôn trọng công sức của nhau. Cô Mắt, cậu Tay, cậu Chân, bác Tai trong câu chuyện, ai cũng cho mình là người có nhiều công lao, vất vả. Từ đó, họ xúm lại chê trách lão Miệng chỉ có ăn mà không làm. Trước kia, họ vẫn dựa vào nhau để cùng tồn tại. Nhưng cô Mắt đã khởi xướng lên một cuộc tẩy chay, kêu gọi cậu Tay, cậu Chân “Nay chúng ta đừng làm gì nữa, thử xem lão Miệng có còn sống được không”. Và, cậu Chân, cậu tay cũng nghe theo lời cô Mắt, kéo theo cả bác Tai tới nhà lão Miệng. Họ hùng hùng hổ hổ, hăm hở tới nói thẳng với Miệng, “Từ nay chúng tôi không làm gì để nuôi ông nữa. Lâu nay chúng tôi đã cực khổ, vất vả vì ông nhiều rồi”… “Xưa nay, chúng tôi có biết đến cái gì ngọt bùi ngon lành mà làm cho cực!”.

Chân, Tay, Tai, Mắt đã cùng xúm lại chê trách lão Miệng, chỉ ăn mà không có làm, để rồi nhận lấy hậu quả thích đáng. “Một ngày, hai ngày rồi ba ngày, cả bọn đều thấy cảm mệt mỏi rã rời”. Cậu Chân, cậu Tay “không còn muốn cất mình lên chạy nhảy”, cô Mắt “ngày cũng giống như đêm lúc nào cũng lờ đờ”, bác Tai “ bỗng dưng thấy lúc nào cũng ù ù như là xay lúa ở trong”. Tất cả mọi người đều phải chịu đựng sự mệt mỏi.

soan-bai-trinh-bay-bao-cao-ket-qua-nghien-cuu-ve-mot-van-de-3

Bác Tai đã nhận ra sai lầm và giải thích với mọi người, cùng nhau tới xin lỗi Miệng. Lão Miệng cũng không có khấm khá hơn, “cũng nhợt nhạt cả môi, cả hai hàm thì khô như rang, tới nỗi không buồn nhếch mép”. Khi cậu Chân và Tay tìm thức ăn cho lão, lão miệng mới dần tỉnh lại, và tất cả lúc ấy cũng đều cảm thấy đỡ mệt nhọc.

soan-bai-trinh-bay-bao-cao-ket-qua-nghien-cuu-ve-mot-van-de-4

Từ đó, họ mới bảo nhau “thân mật sống với nhau, mỗi người một công việc, không ai tị nạnh ai”. Họ đều đã nhận ra cái sai lầm của mình và biết sửa chữa sai lầm kịp lúc.

Cũng giống như những bộ phận được nhân hóa sinh động này, con người chúng ta cũng đều không thể tách mình sống riêng biệt mà có thể tồn tại được. Mỗi người cũng giống như một bộ phận bên trong một cỗ máy hoàn chỉnh, nên dù bị thiếu bất cứ bộ phận nào dù là nhỏ nhất, cũng đều sẽ có hại. Thay vì cứ ganh tị, chia rẽ nhau thì chúng ta cần thay đổi suy nghĩ ngay từ bên trong, hãy tập sống có ích, sống vì mọi người, vì tập thể. Và đừng học theo thói a dua, nghe theo lời dèm pha từ một phía mà không suy xét, đưa ra hành động không đúng đắn, nếu không sẽ phải nhận lại hậu quả thích đáng.

Thứ hai, là hình thức thể hiện những bài học triết lí nhân sinh trong truyện ngụ ngôn nói chung và truyện “Chân tay tai mắt miệng” nói riêng. Hình thức thể hiện những bài học triết lý chính là cơ sở, là đặc điểm cơ bản để nhận diện ngụ ngôn cùng với tục ngữ. Ngụ ngôn thể hiện bài học triết lí dưới hai kiểu hình thức: Một là trực tiếp ngay ở nhan đề, lời thoại nhân vật; Hai là gián tiếp qua ngôn ngữ, cốt truyện, hành động nhân vật và phương pháp nghệ thuật đặc trưng trong truyện để người đọc tự đúc kết. Ở câu chuyện “Chân tay tai mắt miệng”, hình thức thể hiện bài học triết lý là gián tiếp, người đọc phải tự mình đúc kết, tự rút ra qua những hình tượng nhân vật, qua ngôn ngữ, qua cốt truyện, qua nghệ thuật thể hiện.

Nhân vật trong truyện ngụ ngôn thường là những nhân vật hư cấu tưởng tượng từ đặc tính của các loài hay từ tính cách của một hạng người. Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng được nhân hóa từ chính những bộ phận trên cơ thể con người, nhưng lại có sự liên hệ cùng với đặc điểm, tính cách của một loại người ở trong xã hội, Đó là loại người hay so bì, ganh tị, hay a dua, hùa theo người khác mà chưa hề biết đúng sai.

Cốt truyện ngụ ngôn thường hàm súc và rất ngắn gọn. Xoay quanh những nhân vật hư cấu, xoay quanh hoàn cảnh, tình huống truyện, người đọc có thể rút ra được những ý nghĩa. Cốt truyện của thể loại ngụ ngôn thường là những cốt truyện ẩn dụ, chứa đựng bài học sâu sắc. Sự đình công của Chân, Tay, Tai, Mắt là ẩn dụ cho sự chia rẽ, mất đoàn kết trong xã hội và hậu quả mà họ nhận lại được là tất cả đều bị ảnh hưởng nặng cũng chính là sự ẩn dụ cho tinh thần đoàn kết nếu bị chia rẽ.

Ngôn ngữ trong truyện ngụ ngôn cũng hàm súc và ngắn gọn. Với sự kết hợp lối cảm nghĩ ngây thơ hồn nhiên của trẻ em cùng lối nhìn nhận sâu sắc của người lớn, truyện ngụ ngôn vừa tạo cảm giác gần gũi, nhưng cũng có gì đó xa lạ khiến chúng ta phải suy ngẫm. Ẩn dưới những hình ảnh sinh động, dưới lớp vỏ ngôn từ chính là những bài học, kinh nghiệm sống triết lý mà người xưa đúc kết qua bao thế hệ.

Và nghệ thuật đặc sắc và quan trọng nhất trong truyện ngụ ngôn chính là phương pháp tỉ dụ. Nếu thiếu tỉ dụ, câu truyện ngụ ngôn sẽ không được hình thành và tồn tại, mà chỉ là những câu chuyện cười không có ý nghĩa. Tỉ dụ giúp truyện ngụ ngôn trở nên sinh động và sâu sắc hơn. Nhưng tỉ dụ trong truyện ngụ ngôn cũng cần phổ biến, dễ hiểu và thông dụng. Như Chân, tay, tai, mắt, miệng là những bộ phận gắn kết ở trên cơ thể người và không thể bị tách rời. Người ta chú ý tới mối quan hệ khăng khít này, bởi vậy truyện ngụ ngôn “Chân tay tai mắt miệng”, thường được sử dụng để nói về bài học đoàn kết trong xã hội.

3. Kết luận

Điều làm nên sự đặc sắc và riêng biệt của truyện ngụ ngôn chính là nhờ tính triết lí và biểu hiện của tính triết lí độc đáo, mang một màu sắc rất riêng khác với tục ngữ hay truyện cười. Và, mỗi truyện ngụ ngôn trong kho tàng văn học lại chính là một bài học khác nhau, một triết lí sống khác nhau để chúng ta có thể tìm hiểu và khám phá mỗi ngày.

3. Trao đổi | Soạn bài Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề

a) Người nghe:

Dựa vào những tiêu chí đánh giá đã xây dựng để đưa ra câu hỏi hay bổ sung ý kiến về những nội dung cụ thể của bài báo cáo; nêu cách nhìn nhận và đánh giá khác (nếu có của bản thân) về vấn đề được báo cáo đề cập. Cần góp ý kỹ về cách trình bày kết quả nghiên cứu của người nói.

b) Người nói:

– Trả lời các câu hỏi từ người nghe, làm sáng tỏ thêm các vấn đề được bổ sung; nêu hướng hoàn thiện bài báo cáo cũng như cách trình bày báo 

– Hình thành ý tưởng trao đổi, đánh giá thêm về bài nói theo các tiêu chí sau:

soan-bai-trinh-bay-bao-cao-ket-qua-nghien-cuu-ve-mot-van-de-1

Trên đây Butbi đã hướng dẫn các bạn Soạn bài Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề Sách mới Ngữ văn 10 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1. Các bạn hãy tham khảo thật kỹ bài viết trên để chuẩn bị bài soạn văn thật tốt để đạt hiệu quả học tập tốt nhất nhé!

Theo gõi chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết tại:

Trang chủ: https://thcshiephoa.edu.vn/

Phương Anh

Phương Anh là một độc giả trên website: https://thcshiephoa.edu.vn/ chuyên về lĩnh vực giáo dục và thông tin hữu ích. Cô ấy rất đam mê học hành và luôn tìm kiếm những kiến thức mới để nâng cao trình độ của mình. Với sự tò mò và ham học hỏi, Phương Anh luôn đọc và tìm hiểu những thông tin mới nhất về các chủ đề liên quan đến giáo dục, sức khỏe và cuộc sống. Cô ấy mong muốn chia sẻ những kiến thức hữu ích của mình để giúp đỡ những người khác có thể học hỏi và phát triển bản thân một cách tốt nhất.

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button