Toán

Soạn bài Viết Báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề Ngữ văn 10 Cánh diều

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 51 sách Ngữ văn 10 Cánh Diều tập 1 hướng dẫn các bạn học sinh trả lời tất cả câu hỏi trong sách giáo khoa. 

soan-bai-bao-cao-ket-qua-nghien-cuu-ve-mot-van-de

Bài viết tham khảo thêm:

Soạn bài Viết Báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề Ngữ văn 10 Cánh diều

Bài tập (Trang 56 SGK Ngữ văn lớp 10 Cánh Diều Tập 1): Em hãy viết báo cáo về kết quả nghiên cứu về đặc điểm và hình thức thơ Đường luật qua một số bài thơ trung đại em đã học

Hướng dẫn | Soạn bài Viết Báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề

1) Chuẩn bị 

– Xác định yêu cầu cần phải thực hiện của bài tập.

– Xem lại phần Kiến thức môn ngữ văn, đọc lại các bài thơ trung đại đã được học, chủ ý đến các yếu tố như thể loại, thể thơ, bố cục của các tác phẩm, số câu trong một bài, số từ trong một câu, niêm luật trong một bài thơ, cách gieo vần, các phép đối, phân biệt giữa các bài thơ chữ Nôm và thơ chữ Hán.

– Đọc lại những bài thơ Đường luật đã học trong Bài 6 và những bài thơ Đường luật đã học ở cấp Trung học cơ sở

– Sưu tầm một số ý kiến của các nhà nghiên cứu khi viết về thơ Đường luật. 

2) Tìm ý và lập dàn ý 

– Tìm ý cho bài viết theo như gợi dẫn.

– Lập dàn ý cho bài viết:

a) Phần mở đầu

– Giới thiệu chung về thể thơ Đường luật trung đại và ý nghĩa của việc tìm hiểu về hình thức thơ Đường luật. 

– Nêu cách thức để tiến hành nghiên cứu.

b) Phần nội dung

– Giới thiệu về các bài thơ Đường luật trung đại đã được học và cách phân loại chúng. 

– Phân tích bố cục chung của một bài thơ Đường luật thất ngôn bát cú, các câu đề, thực, luận, kết và vai trò của chúng ở trong bài thơ. Từ đó, giới thiệu thêm về thể thơ tứ tuyệt. Ví dụ: bài thơ Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương).

– Giới thiệu vần, đối, niêm, luật trong thơ Đường luật (có thể lập bảng niêm, luật của thơ Đường luật); nêu tác dụng của những yếu tố hình thức trong việc thể hiện nội dung. 

– Phân tích về sự sáng tạo về hình thức của thể thơ Nôm Đường luật.

c) Phần kết luận

– Khái quát, tổng hợp lại vấn đề đã trình bày.

3) Viết 

– Viết báo cáo về kết quả nghiên cứu theo dàn ý đã lập.

– Chú ý nêu rõ những kết quả nghiên cứu về đặc điểm hình thức của thể thơ Đường luật và ý kiến của bản thân về tác dụng, vai trò của việc nghiên cứu vấn đề này.

– Nêu các tài liệu đã tham khảo mà mình trích dẫn và sử dụng (nếu có).

Bài viết tham khảo | Soạn bài Viết Báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề

Thơ Đường luật có nguồn gốc từ Trung Quốc, thể thơ này đã phát triển mạnh mẽ tại  chính quê hương của nó và có sức lan tỏa mạnh mẽ sang các khu vực lân cận thuộc Đông Á, trong đó có Việt Nam. 

Về nghệ thuật, đặc điểm của thơ Đường luật được tìm hiểu theo các yếu tố: Thể thơ, Cấu trúc và Luật thi. Trước hết, thơ Đường được phân loại như sau:

soan-bai-bao-cao-ket-qua-nghien-cuu-ve-mot-van-de-1

Thơ Đường luật có hệ thống quy tắc phức tạp được thể hiện ở 5 điểm: Luật, niêm, vần, đối và bố cục. Về hình thức, thể thơ Đường luật có nhiều loại, tuy nhiên thất ngôn bát cú được xem là một dạng chuẩn, là thể thơ tiêu biểu ở trong thơ ca trung đại.

Xét về hình thức thì thể thơ đường luật được chia thành các dạng như: 

  • Thất ngôn bát cú: 8 câu, mỗi câu sẽ có 7 chữ. Đây là dạng phổ biến nhất của thể thơ Đường luật. 
  • Thất ngôn tứ tuyệt: 4 câu, mỗi câu 7 chữ. 
  • Ngũ ngôn bát cú: 8 câu, mỗi câu 5 chữ. 
  • Ngũ ngôn tứ tuyệt: 4 câu, mỗi câu 5 chữ. 

Ngoài những dạng trên thì còn rất nhiều dạng không phổ biến khác. Người Việt khi làm thơ đường luật cũng hoàn toàn tuân theo các nguyên tắc này.

1. Luật bằng trắc

Luật thơ Đường căn cứ dựa trên thanh bằng và thanh trắc, và sử dụng các chữ thứ 2-4-6 và 7 ở trong một câu thơ để xây dựng luật. Thanh bằng gồm các chữ có dấu huyền hay không dấu; thanh trắc gồm các dấu: sắc, hỏi, ngã, nặng.

Nguyên tắc cố định của một bài thơ Đường luật chính là ý nghĩa của hai câu 3 và 4 cần phải “đối” nhau và hai câu 5 và 6 cũng “đối” nhau. Đối thường được hiểu chính là sự tương phản (về nghĩa kể cả từ đơn, từ ghép hay từ láy) bao gồm cả sự tương đương trong cách sử dụng các từ ngữ: 

  • Đối chữ: động từ đối động từ, danh từ đối danh từ,… 
  • Đối cảnh: phía trên đối phía  dưới, cảnh động đối với cảnh tĩnh,… 

Nếu các câu 3, 4 của một bài thơ Đường luật mà không đối nhau, các câu 5, 6 cũng không đối nhau thì bị gọi “thất đối”.

Ví dụ: Hai câu thơ 3, 4 trong Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan:

Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông rợ mấy nhà

“Lom khom” đối cùng với “lác đác” (hình thể và số lượng – thực ra 2 câu này chưa phải đối hoàn chỉnh), “dưới núi” đối cùng với “bên sông” (vị trí địa hình), song nếu như nối hình ảnh hai câu trên “lom khom dưới núi” (diễn tả về cảnh động) cùng “lác đác bên sông” (diễn tả về cảnh tĩnh) nên sự đối lập vẫn có thể chấp nhận được. Một điểm nên chú ý chính là cách dùng từ láy âm “lom khom” để chỉ dáng người của câu trên, và “lác đác” để chỉ số lượng của câu dưới. Hai vế tiếp: “tiều vài chú” đối cùng với “rợ mấy nhà” (đối lập về số lượng và sự tĩnh/động). Sự đối lập của hai vế cuối có thể được coi là hoàn chỉnh.

2. Niêm

Trong một bài thơ Đường luật nếu các câu giống nhau về luật thì được gọi là “những câu niêm với nhau” (niêm hay giữ cứng, ở đây được hiểu là được giữ giống nhau về luật). 

Hai câu thơ niêm với nhau khi chữ thứ nhì (hai) trong cả hai câu cùng tuân theo một luật, cùng là bằng hoặc cùng là trắc, thành ra bằng niêm cùng với bằng, trắc niêm với trắc. Ở những câu theo nguyên tắc cần phải niêm, nếu như tác giả sơ suất mà làm thành không niêm thì bài thơ đó bị gọi là “thất niêm”.

Nguyên tắc niêm ở trong một bài thơ Đường luật chuẩn (thất ngôn bát cú) sẽ như sau:

  • Câu 1 niêm với câu 8
  • Câu 2 niêm với câu 3
  • Câu 4 niêm với câu 5
  • Câu 6 niêm với câu 7

Còn đối với Nguyên tắc niêm trong thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt: Câu 2 niêm cùng với câu 3, câu 4 niêm cùng với câu 1. Chẳng hạn với luật vần bằng:

– B – T – B B

– T – B – T B

– T – B – T T

– B – T – B B

– B – T – B T

– T – B – T B

– T – B – T T

– B – T – B B

Ví dụ: Bảng niêm luật của bài Qua đèo ngang:

soan-bai-bao-cao-ket-qua-nghien-cuu-ve-mot-van-de-2

3. Vần

Vần chỉ những chữ có cách phát âm giống hoặc gần giống nhau, được dùng để tạo ra âm điệu trong thơ. Trong một bài thơ Đường luật chuẩn, vần được sử dụng tại cuối các câu 1, 2, 4, 6 và câu 8. Những câu thơ này được gọi là “vần với nhau”. Nếu như một bài thơ Đường luật mà chữ cuối của một trong những câu này không giống nhau về vần thì bị gọi “thất vần”.

Những chữ có vần giống với nhau hoàn toàn gọi là “vần chính”, những chữ có vần gần giống nhau được gọi là “vần thông”. Hầu hết thơ Đường luật sử dụng vần thanh bằng, nhưng cũng sẽ có các ngoại lệ.

Ví dụ: Hai câu 1, 2 bài Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan:

Bước tới đèo Ngang, bóng xế tà

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa

Hai chữ “tà” và “hoa” được coi là vần với nhau, nhưng ở đây là “vần thông” bởi vì chỉ phát âm gần giống nhau.

4. Bố cục

Bố cục một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật theo truyền thống thường được chia bao gồm 4 phần: Đề, Thực (hoặc Trạng), Luận, Kết. 

trinh-bay-bao-cao-ket-qua-nghien-cuu-ve-mot-van-de-3

  • “Đề” gồm có 2 câu đầu trong đó câu đầu tiên được gọi là câu phá đề, câu thứ 2 được gọi là câu thừa đề, chuyển tiếp ý để đi theo vào phần sau. 
  • “Thực” gồm có 2 câu tiếp theo, giải thích rõ được ý đầu bài. 
  • “Luận” gồm có 2 câu tiếp theo nữa, bình luận 2 câu thực. 
  • “Kết” là 2 câu cuối, kết thúc ý toàn bài, trong đó có câu số 7 là câu “thúc” (hay “chuyển”) và câu cuối chính là “hợp”. 

Có người cho rằng 2 câu đề giới thiệu về sự vật, sự việc, thời gian, không gian. Hai câu thực trình bày, mô tả sự việc, sự vật. Hai câu luận diễn tả thái độ, suy nghĩ, cảm xúc về sự vật và hiện tượng. Hai câu kết khái quát toàn bộ nội dung bài theo hướng mở rộng và nâng cao.

Trên đây là bài viết hướng dẫn chi tiết Soạn bài Viết Báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề trong chương trình Ngữ văn lớp 10 Cánh diều tập 1. Các bạn học sinh hãy tham khảo thật kỹ để chuẩn bị thật tốt bài soạn văn sắp tới nhé!

Theo gõi chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết tại:

Trang chủ: https://thcshiephoa.edu.vn/

Phương Anh

Phương Anh là một độc giả trên website: https://thcshiephoa.edu.vn/ chuyên về lĩnh vực giáo dục và thông tin hữu ích. Cô ấy rất đam mê học hành và luôn tìm kiếm những kiến thức mới để nâng cao trình độ của mình. Với sự tò mò và ham học hỏi, Phương Anh luôn đọc và tìm hiểu những thông tin mới nhất về các chủ đề liên quan đến giáo dục, sức khỏe và cuộc sống. Cô ấy mong muốn chia sẻ những kiến thức hữu ích của mình để giúp đỡ những người khác có thể học hỏi và phát triển bản thân một cách tốt nhất.

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button