Toán

Soạn bài Yêu và đồng cảm

Bài viết hướng dẫn Soạn bài Yêu và đồng cảm chương trình Ngữ văn 10 Kết nối với tri thức tập 1 do BUTBI biên soạn giúp các bạn chuẩn bị thật tốt cho tiết học Ngữ Văn sắp tới trên lớp. 

soan-bai-yeu-va-dong-cam

TOPCLASS10  GIẢI PHÁP HỌC TẬP TOÀN DIỆN DÀNH CHO 2K8

✅ Chuyển cấp nhẹ nhàng, chinh phục mọi bộ SGK – Bứt phá điểm 9,10

✅ Mô hình học tập 4 bước toàn diện: HỌC – LUYỆN – HỎI – KIỂM TRA

✅ Đội ngũ giáo viên luyện thi hàng đầu 16+ năm kinh nghiệm

✅ Dịch vụ hỗ trợ học tập đồng hành xuyên suốt quá trình học tập

Tham khảo thêm bài viết:

I – Chuẩn bị | Soạn bài Yêu và đồng cảm Ngữ văn 10 Kết nối tri thức với cuộc sống Tập 1

1. Tác giả văn bản Yêu và đồng cảm

soan-bai-yeu-va-dong-cam-1
Tác giả Phong Tử Khải

Phong Tử Khải (1898 – 1975) là tác giả tản văn, họa sĩ, dịch giả và nhà lý luận giáo dục âm nhạc nghệ thuật nổi tiếng Trung Quốc. Ông đã xuất bản hơn 160 tác phẩm ở các lĩnh vực trên.

2. Tìm hiểu tác phẩm Yêu và đồng cảm

a) Thể loại: Tản văn

b) Xuất xứ: “Yêu và đồng cảm” được trích từ sách “Sống vốn đơn thuần” là tuyển tập văn học – Mỹ thuật của Phong Tử Khải. Cuốn sách bao gồm 41 bài tản văn và 43 bức tranh tiêu biểu do chính ông sáng tác.

c) Tóm tắt:

Văn bản “Yêu và đồng cảm” của tác giả Phong Tư Khải đã gợi lên những quan niệm về cái chân, thiện, mỹ ở trong nghệ thuật đích thực. Đồng thời, tác giả khẳng định đồng cảm là phẩm chất không thể thiếu của 1 người nghệ sĩ và chứng minh bản chất của trẻ thơ chính là nghệ thuật. 

d) Bố cục: Các đoạn được chia theo như Sách giáo khoa

  • Đoạn 1: Giới thiệu câu chuyện về chú bé có tấm lòng đồng cảm với vạn vật
  • Đoạn 2: Góc nhìn riêng về sự vật của một người nghệ sĩ so với những nghề nghiệp khác
  • Đoạn 3: Khẳng định đồng cảm chính là một phẩm chất quan trọng của người nghệ sĩ
  • Đoạn 4: Biểu hiện của sự đồng cảm bên trong sáng tạo nghệ thuật
  • Đoạn 5: Bản chất của trẻ em chính là nghệ thuật
  • Đoạn 6: Ý nghĩa của việc đặt tình cảm vào trong tác phẩm nghệ thuật

e) Giá trị nội dung:

– Tầm quan trọng của sự đồng cảm ở trong sáng tạo nghệ thuật.

– Ca ngợi tâm hồn trong sáng hồn nhiên đáng được khâm phục và trân trọng của trẻ em

f) Giá trị nghệ thuật:

– Luận điểm thuyết phục, Lí lẽ sắc bén

– Ngôn từ cô đọng, súc tích

II – Đọc hiểu | Soạn bài Yêu và đồng cảm Ngữ văn 10 Kết nối tri thức với cuộc sống Tập 1

1. Trước khi đọc

Câu 1 (Trang 77, SGK Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức với cuộc sống, tập một)

Đề bài: Bạn hiểu thế nào về sự đồng cảm ở trong cuộc sống? Khi bày tỏ sự đồng cảm cùng với người khác hoặc khi được nhận sự đồng cảm của ai đó, bạn có tâm trạng như thế nào? 

soan-bai-yeu-va-dong-cam-2

Lời giải chi tiết:

– Sự đồng cảm là sự đồng điệu ở trong cảm xúc, là biết rung cảm trước vui buồn của người khác, đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để có thể hiểu và cảm thông với họ.

– Khi bày tỏ sự đồng cảm đối với người khác hoặc khi nhận được sự đồng cảm của ai đó, em cảm thấy rất vui và hạnh phúc, tâm trạng thoải mái hơn và trở nên tốt hơn. 

Câu 2 (Trang 77, SGK Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức với cuộc sống, tập một)

Đề bài: Bạn thường có cảm xúc gì mỗi khi tiếp xúc với một tác phẩm nghệ thuật (văn học, âm nhạc, hội họa,…)? Hãy thử lý giải vì sao bạn có cảm xúc ấy?

Lời giải chi tiết:

– Tự nhớ lại những cảm xúc của bản thân mỗi đọc, tiếp xúc một tác phẩm nghệ thuật.

Gợi ý:

– Khi đọc một tác phẩm nghệ thuật, em sẽ có sự đồng điệu, đồng cảm cùng với tác giả, hiểu được quan niệm về nghệ thuật của tác giả.

– Lý do có sự đồng cảm bởi vì em hiểu được nội dung tác phẩm, hiểu được suy nghĩ và thông điệp tác giả muốn truyền tải. Ngoài ra đó có thể là em có sự đồng điệu về cảm xúc cùng với tác giả.

2. Trong khi đọc

Câu 1 (Trang 77, SGK Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức với cuộc sống, tập một)

Đề bài: Tác giả đã mở đầu bài viết bằng một câu chuyện, điều đó để lại ấn tượng gì với bạn?

Lời giải chi tiết:

Ấn tượng khi đọc câu chuyện phần mở đầu bài viết:

  • Cảm thấy hứng thú, tò mò về nội dung của bài viết.
  • Câu chuyện về chú bé gợi sự đồng cảm cùng cách suy nghĩ của chú bé.
  • Ấn tượng về một cách mở đầu bài viết đầy thú vị và hấp dẫn bạn đọc.

Câu 2 (Trang 77, SGK Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức với cuộc sống, tập một)

Đề bài: Tác giả phục chú bé bởi sự chăm chỉ hay vì điều gì khác?

Lời giải chi tiết:

Tác giả phục chú bé không chỉ bởi sự chăm chỉ mà còn cảm phục tấm lòng đồng cảm của chú bé. Chú bé ấy chăm chỉ xếp đồ bởi chú thấy đồng cảm với chúng, hòa mình vào suy nghĩ, cảm xúc của những đồ vật và xếp chúng về đúng với vị trí của mình.

Câu 3 (Trang 78, SGK Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức với cuộc sống, tập một)

Đề bài: Góc nhìn riêng về sự vật được thể hiện như thế nào ở những người có nghề nghiệp khác nhau?

Lời giải chi tiết:

Góc nhìn riêng về sự vật, cụ thể là một gốc cây của những nghề nghiệp khác nhau là: 

  • Nhà khoa học nhìn thấy được tính chất và trạng thái của gốc cây.
  • Bác làm vườn nhìn về sức sống của cây.
  • Còn chú thợ mộc thấy được chất liệu tốt hoặc kém của gốc cây.
  • Anh họa sĩ nhìn thấy dáng vẻ của cây, chỉ đơn thuần là thưởng thức dáng vẻ của cây.

Câu 4 (Trang 78, SGK Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức với cuộc sống, tập một)

Đề bài: Phải chăng sự đồng cảm là phẩm chất không thể thiếu của một người nghệ sĩ?

Lời giải chi tiết:

Lòng đồng cảm là phẩm chất không thể thiếu của mỗi người nghệ sĩ, vì:

– Người nghệ sĩ cần phải đồng điệu, đồng cảm cùng với đối tượng mới có thể tạo ra được một tác phẩm xuất sắc.

– Người nghệ sĩ có lòng đồng cảm thì những tác phẩm được tạo ra sẽ có hồn hơn, dễ dàng đến gần hơn với đọc giả.

Câu 5 (Trang 78, SGK Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức với cuộc sống, tập một)

Đề bài: Trong sáng tạo nghệ thuật thì sự đồng cảm được biểu hiện như thế nào? 

Lời giải chi tiết:

Sự đồng cảm được biểu hiện trong sáng tạo nghệ thuật:

– Người nghệ sĩ cần phải đồng cảm với mọi vật, từ sinh vật đến phi sinh vật, từ động vật tới thực vật.

– Vạn vật đều có linh hồn vậy nên cần nhìn và cảm nhận chúng từ sâu bên trong tâm hồn mình.

– Đặt mình vào chính đối tượng, thử cảm nhận và trải nghiệm cảm xúc của để có lòng đồng cảm, đồng điệu trong sáng tạo nghệ thuật.

Câu 6 (Trang 78, SGK Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức với cuộc sống, tập một)

Đề bài: Người sáng tạo nghệ thuật học được ở đứa trẻ những điều gì?

Lời giải chi tiết:

Người sáng tạo nghệ thuật học được ở đứa trẻ sự đồng cảm với mọi vật như con chó, mèo, hoa cỏ,… Trẻ em nhìn nhận thế giới với sự hồn nhiên, trong sáng; thường để ý tới những việc mà ít người chú ý và khám phá ra được nhiều điều thú vị.

3. Sau khi đọc

Câu 1 (Trang 81, SGK Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức với cuộc sống, tập một)

Đề bài: Tìm trong văn bản Yêu và đồng cảm những đoạn, những câu nói về trẻ em và tuổi thơ. Vì sao tác giả lại nhắc nhiều tới trẻ em và tuổi thơ như vậy?

Lời giải chi tiết:

– Những đoạn, những câu nói về trẻ em và tuổi thơ ở trong văn bản:

soan-bai-yeu-va-dong-cam-3

– Lý do tác giả nhắc nhiều tới trẻ em và tuổi thơ là vì:

+) Tác giả là một họa sĩ, nhà văn, một nghệ thuật gia nổi tiếng của Trung Quốc, những sáng tác của Phong Tử Khải luôn đề cao tấm lòng thơ trẻ trong cách nhìn cuộc đời và thực hành nghệ thuật.

+) Tác giả ngưỡng mộ, ca ngợi tấm lòng đồng cảm của trẻ em, ông đã đưa sự ngợi ca ấy vào trong những sáng tác của mình để truyền tải suy nghĩ của mình tới người đọc.

+) Ông muốn được quay lại tuổi thơ, để có thể sống cuộc sống hồn nhiên, hạnh phúc và sống lại “thời hoàng kim” đã qua trong cuộc đời.

Câu 2 (Trang 81, SGK Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức với cuộc sống, tập một)

Đề bài: Mặc dù không ít lần nói đến danh xưng “họa sĩ”, nhưng trên thực tế, điều tác giả Phong Tử Khải muốn bàn luận không chỉ bó hẹp trong phạm vi ngành hội họa. Những từ ngữ nào ở trong văn bản đã giúp bạn nhận ra điều đó? 

Lời giải chi tiết:

Những từ ngữ trong văn bản cho thấy điều tác giả Phong Tử Khải muốn bàn luận không chỉ bó hẹp ở trong phạm vi hội họa:

  • Tấm lòng, sự đồng cảm
  • Thế giới của Chân – Thiện – Mĩ
  • Trẻ em, tuổi thơ.

Câu 3 (Trang 81, SGK Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức với cuộc sống, tập một)

Đề bài: Xác định nội dung trọng tâm từng phần đã được đánh số ở trong văn bản và đánh giá sự liên kết giữa các phần.

Lời giải chi tiết:

– Nội dung trọng tâm của từng phần đã được đánh số:

  • Đoạn (1): Kể về chú bé giúp tác giả sắp xếp lại đồ đạc trong phòng.
  • Đoạn (2): Cái nhìn của một người họa sĩ với mọi vật.
  • Đoạn (3): Nhân cách vĩ đại của một người nghệ sĩ.
  • Đoạn (4): Tấm lòng đồng cảm với mọi vật của người họa sĩ.
  • Đoạn (5): Lòng đồng cảm của trẻ em, chất nghệ sĩ bên trong mỗi con người.
  • Đoạn (6): Giá trị của tuổi thơ.

– Sự liên kết giữa các phần đã được đánh số trong văn bản:

+) Về nội dung: Nội dung các phần đều có sự liên kết cùng với nhau, nội dung đoạn sau có sự liên hệ cùng với nội dung, vấn đề của đoạn trước. Cụ thể ở đoạn (1) nhắc đến cách nhìn đồ vật của chú bé lúc xếp đồ giúp tác giả thì nối tiếp đó ở đoạn (2) nhắc đến cái nhìn mọi vật của một người nghệ sĩ, có sự liên hệ cùng với chú bé ở đoạn (1).

+) Về hình thức: Giữa các phần được đánh số thứ tự đã có sự liên kết với nhau, được nối với nhau bởi những phép liên kết như đoạn (2) được liên kết cùng với đoạn (3) bằng phép lặp qua những từ “họa sĩ”, “tấm lòng”,…

+) Giữa các phần được đánh số ở trong văn bản đã có sự liên kết chặt chẽ cùng với nhau ở cả nội dung lẫn hình thức.

Câu 4 (Trang 81, SGK Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức với cuộc sống, tập một)

Đề bài: Tác giả đã nêu lên những lí lẽ và bằng chứng nào để khẳng định tầm quan trọng của sự đồng cảm ở trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật?

Lời giải chi tiết:

Những lí lẽ, bằng chứng khẳng định về tầm quan trọng của sự đồng cảm: 

– Mọi người nhìn vào dáng vẻ của cái cây với cái nhìn của khía cạnh thực tiễn, của thế giới Chân – Thiện, còn với người nghệ sĩ lại nhìn vào cái cây ở khía cạnh hình thức, thưởng thức cái đẹp, cái Mĩ của cái cây.

– Người nghệ sĩ phải đồng điệu và đồng cảm với đối tượng miêu tả để có thể tạo ra những tác phẩm xuất sắc nhất, trở thành một người có nhân cách vĩ đại.

– Người nghệ sĩ cần phải có tấm lòng bao la, đồng cảm cùng với mọi sự vật trên đời, đạt được cảnh giới “ta và vật một thể” ở trong sáng tạo nghệ thuật.

– Người nghệ sĩ cần phải để tâm trí bản thân trở về là một đứa trẻ, đặt tình cảm của mình vào tác phẩm nghệ thuật hay đối tượng miêu tả để có thể đồng cảm với chúng  trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật.

Câu 5 (Trang 81, SGK Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức với cuộc sống, tập một)

Đề bài: Tác giả đã phát hiện ra những điểm tương đồng gì giữa trẻ em và người nghệ sĩ? Sự khâm phục, trân trọng trẻ em của tác giả đã được hình thành trên cơ sở nào?

Lời giải chi tiết:

– Những điểm tương đồng giữa trẻ em và một người nghệ sĩ:

+) Đều có tấm lòng đồng cảm, đồng điệu với mọi thứ từ con người, động vật tới thực vật.

+) Đều có tâm hồn ngây thơ, trong sáng nhìn mọi vật với vẻ đẹp được nhân cách hóa, lí tưởng hóa.

+) Cơ sở hình thành sự khâm phục, trân trọng đối với trẻ em của tác giả:

  • Tâm hồn trẻ em luôn ngây thơ, trong sáng, cảm nhận mọi vật qua thế giới nội tâm.
  • Trẻ em đều giàu lòng đồng cảm, đồng điệu với tất cả mọi vật một cách chân thành nhất.
  • Trẻ nhỏ luôn đặt tình cảm vào tất cả hành vi của chúng, có một tuổi thơ hạnh phúc, sống không cần lo nghĩ.

Câu 6 (Trang 81, SGK Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức với cuộc sống, tập một)

Đề bài: Theo em, nếu không có đoạn kể về chú bé giúp tác giả sắp xếp lại đồ đạc ở phần 1, sức hấp dẫn, thuyết phục của văn bản “Yêu và đồng cảm” sẽ bị ảnh hưởng thế nào? 

Lời giải chi tiết:

Sự ảnh hưởng nếu như không có đoạn kể về chú bé giúp tác giả sắp xếp lại đồ đạc:

– Sự hấp dẫn và sức thuyết phục của văn bản sẽ bị giảm đi.

– Người đọc sẽ cảm thấy mơ hồ khi bắt đầu đọc từ đoạn (2), dẫn tới việc khó có thể nắm bắt và hiểu được nội dung của văn bản.

– Văn bản sẽ không còn có sự mạch lạc, thiếu tính liên kết giữa đoạn mở đầu với những đoạn văn sau.

Câu 7 (Trang 81, SGK Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức với cuộc sống, tập một)

Đề bài: Nhà thơ Xuân Diệu đã từng viết: “Hãy nhìn đời bằng đôi mắt xanh non” (Đôi mắt xanh non, tập Riêng chung, NXB Văn học, Hà Nội, 1960). Dựa vào nội dung văn bản “Yêu và đồng cảm”, em hãy thử nêu lý do khiến cho nhà thơ Xuân Diệu đề nghị như vậy.

Lời giải chi tiết:

Lý do khiến cho nhà thơ Xuân Diệu đề nghị như vậy: 

– Đôi mắt xanh non chỉ đôi mắt của trẻ con, nhìn đời theo cách ngây thơ, hồn nhiên nhất để cảm nhận thế giới trong một màu hồng đầy tươi đẹp.

– Nhìn đời bằng đôi mắt của trẻ con sẽ giúp ta cảm nhận cuộc sống dưới một góc độ tươi đẹp hơn, không có mảng tối nào mà chỉ tràn đầy niềm vui, hạnh phúc.

– Nhà thơ muốn mình quay trở lại tuổi thơ, trở lại hình hài của một đứa trẻ để có thể cảm nhận được tình yêu, niềm hạnh phúc khi vui chơi mà không cần lo nghĩ tới việc đời.

4. Kết nối đọc – viết

Sự đồng cảm tạo đã nên vẻ đẹp gắn kết của thế giới. Hãy viết một đoạn văn khoảng 150 chữ về chủ đề này.

Lời giải chi tiết:

Bài văn mẫu:

Sự đồng cảm là thái độ tôn trọng, sự thấu hiểu, sẻ chia giữa người với người và vạn vật xung quanh. Sự đồng cảm mang ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi chúng ta ở trong cuộc sống. Nó không chỉ giúp cuộc đời của mỗi người trở nên hạnh phúc, có giá trị mà còn góp phần giúp gắn kết mối quan hệ giữa người với người, người với đời. Đồng cảm là khi chúng ta biết trân trọng cuộc sống của chính bản thân mình, từ đó tôn trọng cả cuộc sống của người khác. Đồng cảm còn là khi chúng ta có khả năng cảm nhận vẻ đẹp ẩn sâu ở bên trong vạn vật, luôn khám phá vạn vật qua chân – thiện – mĩ. Một xã hội có sự đồng cảm là một xã hội văn minh và phát triển. Vì vậy, hãy làm giàu tâm hồn của mình bằng cách mở rộng tấm lòng, yêu thương bản thân và cả những người xung quanh, có ý thức bảo vệ cái đẹp và trân trọng cuộc sống. 

Trên đây Butbi đã hướng dẫn các bạn học sinh Soạn bài Yêu và đồng cảm sách Ngữ văn 10 Kết nối với tri thức với cuộc sống tập 1. Hãy tham khảo bài soạn của chúng tôi thật kĩ và chuẩn bị tốt cho tiết học sắp tới trên lớp các bạn nhé!

Theo gõi chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết tại:

Trang chủ: https://thcshiephoa.edu.vn/

Phương Anh

Phương Anh là một độc giả trên website: https://thcshiephoa.edu.vn/ chuyên về lĩnh vực giáo dục và thông tin hữu ích. Cô ấy rất đam mê học hành và luôn tìm kiếm những kiến thức mới để nâng cao trình độ của mình. Với sự tò mò và ham học hỏi, Phương Anh luôn đọc và tìm hiểu những thông tin mới nhất về các chủ đề liên quan đến giáo dục, sức khỏe và cuộc sống. Cô ấy mong muốn chia sẻ những kiến thức hữu ích của mình để giúp đỡ những người khác có thể học hỏi và phát triển bản thân một cách tốt nhất.

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button