Sử

TOP 40 câu Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 15 (có đáp án 2023)

Trắc nghiệm Lịch sử 12 Phong trào dân chủ 1936-1939

Câu hỏi nhận biết

Câu 1. Đại hội VII Quốc tế Cộng sản (7-1935) đã xác định kẻ thù nguy hiểm trước mắt của giai cấp công nhân thế giới là

A. chủ nghĩa phát xít.

B. chủ nghĩa thực dân.

C. chủ nghĩa đế quốc.

D. chủ nghĩa thực dân, đế quốc.

Câu 2. Trong thời kì 1936-1939, Đảng Cộng sản Đông Dương đã chủ trương sử dụng phương pháp đấu tranh dưới hình thức nào?

A. công khai, bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp.

B. công khai, hợp pháp và bí mật.

C. bí mật và bất hợp pháp.

D. công khai, bí mật, hợp pháp và đấu tranh vũ trang.

Câu 3. Chủ trương tập hợp lực lượng cách mạng của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 7-1936 là thành lập

A. Mặt trận Thống nhất Nhân dân phản đế Đông Dương.

B. Mặt trận thống nhất dân chủ Đông Dương.

C. Mặt trận dân tộc Đông Dương.

D. Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh.

Câu 4. Cuộc mít tinh lớn nhất trong cuộc vận động dân chủ 1936 – 1939 diễn ra

A. ngày 1 – 5 – 1938, tại nhà Đấu Xảo – Hà Nội.

B. ngày 1 – 5- 1936, tại Quảng trường Ba Đình- Hà Nội.

C. ngày 1 – 5 – 1938, tại khu công nghiệp Vinh – Bến Thuỷ.

D. ngày 1 – 5 – 1939, tại Sài Gòn – Chợ Lớn.

Câu 5. Trong giai đoạn 1936 – 1939, nhân dân Việt Nam chưa thực hiện

A. chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít.

B. đòi các quyền tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình.

C. giành độc lập dân tộc và cách mạng ruộng đất.

D. kết hợp các hình thức đấu tranh công khai và bí mật.

Câu 6: Trong những năm 1936 – 1939, nhìn chung nền kinh tế Việt Nam

A. phục hồi và phát triển.

B. phát triển nhanh.

C. khủng hoảng, suy thoái.

D. phát triển xen kẽ khủng hoảng.

Câu 7: Phong trào đấu tranh tiêu biểu nhất nhằm đòi quyền tự do, dân sinh, dân chủ trong thời kỳ 1936 – 1939 là

A. phong trào Đông Dương đại hội.

B. mít tinh kỷ niệm ngày Quốc tế lao động (1/5/1938).

C. vận động đưa người của Mặt trận dân chủ Đông Dương ứng cử vào Viện Dân biểu.

D. xuất bản nhiều tờ báo công khai tuyên truyền vận động nhân dân đấu tranh.

Câu 8: Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7/1936) khẳng định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng tư sản dân quyền ở Đông Dương là

A. chống đế quốc và chống phong kiến.

B. chống phát xít và chống chiến tranh.

C. chống chiến tranh và bảo vệ hòa bình.

D. chống chế độ phản động thuộc địa và tay sai.

Câu 9. Đến tháng 3/1938, Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương được đổi tên thành

A. mặt trận dân tộc Đồng Dương.

B. mặt trận Phản đế Đông Dương.

C. mặt trận Việt Minh.

D. mặt trận Dân chủ Đông Dương.

Câu 10. Tác phẩm “Vấn đề dân cày” do ai soạn thảo?

A. Trường Chinh và Lê Hồng Phong.

B. Võ Nguyên Giáp và Trường Chinh.

C. Nguyễn Văn Cừ và Lê Duẩn.

D. Phạm Văn Đồng và Trần Phú.

Câu 11. Phong trào 1936-1939, Đảng Cộng sản Đông Dương đã xuất bản các tờ báo công khai là

A. Chuông rè, An Nam trẻ, Lao động.

B. An Nam trẻ, Tin tức, Tiền phong.

C. Tiền phong, Dân chúng, Lao động.

D. Tiền phong, Thanh niên, Dân chúng.

Câu 12. Phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam đã buộc chính quyền thực dân Pháp

A. nhượng bộ một số yêu sách về dân sinh dân chủ.

B. tăng cường lực lượng để đàn áp phong trào.

C. tăng các loại thuế cũ, đặt thêm nhiều loại thuế mới.

D. nhượng bộ các quyền dân tộc cơ bản.

Câu hỏi thông hiểu

Câu 13. Ý nghĩa nào sau đây không phải của phong trào 1936 – 1939?

A. Chứng minh năng lực lãnh đạo cách mạng của Đảng Cộng sản Đông Dương.

B. Buộc chính quyền thực dân phải thực hiện một số yêu sách về dân sinh, dân chủ.

C. Là cuộc tập dượt đầu tiên chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này.

D. Là cuộc tập dượt thứ hai chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này.

Câu 14. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng ý nghĩa lịch sử của cuộc vận động dân chủ 1936 – 1939 ở Việt Nam?

A. Lần đầu tiên hình thành trên thực tế liên minh công – nông.

B. Xây dựng được lực lượng chính trị quần chúng đông đảo cho cách mạng.

C. Là cuộc diễn tập đầu tiên chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám năm 1945.

D. Bước đầu khẳng định năng lực lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương.

Câu 15: Cuộc diễn tập lần thứ hai của Đảng và và quần chúng chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 là

A. phong trào cách mạng 1930 – 1931.

B. phong trào dân chủ 1936 – 1939.

C. cao trào kháng Nhật cứu nước 1945.

D. cuộc vận động giải phóng dân tộc 1939 – 1945.

Câu 16: Nội dung nào không phản ánh đúng ý nghĩa lịch sử của cuộc vận động dân chủ 1936 – 1939 ở Việt Nam?

A. Là cuộc diễn tập lần thứ hai chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám năm 1945.

B. Uy tín và ảnh hưởng của Đảng được mở rộng và ăn sâu trong quần chúng.

C. Tư tưởng Mác – Lê-nin, đường lối chính sách của Đảng được phổ biến sâu rộng.

D. Bước đầu khẳng định năng lực lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương.

Câu 17: Nguyên nhân chủ yếu khiến cho cuộc vận động dân chủ 1936-1939 chấm dứt là gì?

A. Liên Xô suy yếu do bị chủ nghĩa đế quốc tấn công.

B. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.

C. Bọn phản động thuộc địa phản công phong trào cách mạng.

D. Đảng Cộng sản Đông Dương phải rút vào hoạt động bí mật.

Câu 18: Nội dung nào sau đây không phải là mục tiêu của cách mạng trong thời kỳ 1936 – 1939?

A. Chống đế quốc và phong kiến, làm cho nước Việt Nam, độc lập, tư do.

B. Đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa và tay sai.

C. Đấu tranh đòi tự do, dân sinh , dân chủ, cơm áo và hòa bình.

D. Chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc.

Câu 19. Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản (7/1935) xác định kẻ thù nguy hiểm trước mắt của nhân dân thế giới là

A. Chủ nghĩa đế quốc, thực dân.

B. Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.

C. Chủ nghĩa thực dân cũ.

D. Chủ nghĩa phát xít.

Câu hỏi vận dụng

Câu 20. Điểm giống nhau trong phong trào 1930-1931 và phong trào 1936-1939 là gì?

A. Sử dụng hình thức đấu tranh phong phú, đa dạng.

B. Sử dụng bạo lực cách mạng để giành chính quyền.

C. Tập hợp quần chúng trong một mặt trận thống nhất.

D. Để lại bài học về sự liên minh công nông.

Câu 21. Phong trào 1936 – 1939 đã để lại bài học kinh nghiệm gì cho cách mạng Việt Nam ?

A. Xây dựng liên minh công nông vững chắc.

B. Dùng bạo lực để đấu tranh giành chính quyền.

C. Tổ chức quần chúng đấu tranh công khai, hợp pháp.

D. Xây dựng lực lượng vũ trang và chính trị hùng mạnh.

Câu 22. Phong trào cách mạng 1936-1939 ở Việt Nam không có đặc điểm nào sau đây ?

A. Mục tiêu đấu tranh triệt để.

B. Hình thức đấu tranh phong phú.

C. Thu hút đông đảo quần chúng.

D. Phong trào có tổ chức chặt chẽ.

Câu 23. Nội dung nào đúng về việc xác định lực lượng cách mạng của phong trào dân chủ 1936 – 1939 ?

A. Chủ yếu là công nhân và nông dân

B. Chỉ có công nhân và nông dân.

C. Các lực lượng dân chủ ở Đông Dương.

D. Tất cả các lực lượng ở Đông Dương.

Câu 24. Hình thức đấu tranh xuất hiện lần đầu tiên trong phong trào 1936-1939 ở Việt Nam là gì?

A. Đấu tranh báo chí.

B. Đấu tranh đòi thả tù chính trị.

C. Đấu tranh đòi tự do, dân sinh.

D. Đấu tranh nghị trường.

Câu 25. Yếu tố khách quan nào đã tạo thuận lợi cho cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam trong những năm 1936-1939?

A. Ở Đông Dương có toàn quyền mới.

B. Quốc tế cộng sản tổ chức đại hội lần thứ V.

C. Chính phủ mặt trận nhân dân lên cầm quyền ở Pháp.

D. Chính phủ phát xít chuẩn bị gây chiến tranh thế giới.

Câu 26. Những hạn chế của Luận cương chính trị tháng 10/ 1930 bước đầu được Đảng Cộng sản Đông Dương khắc phục tại

A. Hội nghị ban chấp hành Trung ương Đảng tháng 11/1939.

B. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 7/1936.

C. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 5/1941.

D. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 11/1940.

Câu 27. Phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam mang tính dân tộc là nhận xét

A. sai vì phong trào chỉ rõ những quyền dân chủ.

B. sai vì phong trào chỉ chống bọn phản động thuộc địa.

C. đúng vì phong trào đòi quyền lợi từ tay kẻ thù của dân tộc.

D. đúng vì phong trào là một bộ phận của cách mạng thế giới.

Câu 28. Phong trào dân chủ 1936 – 1939 ở Việt Nam có điểm gì mới so với phong trào cách mạng 1930 – 1931?

A. Kết hợp hình thức đấu tranh công khai, hợp pháp với bí mật bất hợp pháp.

B. Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra chủ trương cụ thể cho hoàn cảnh mới.

C. Diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ dưới nhiều hình thức đấu tranh.

D. Là cuộc diễn tập chuẩn bị cho cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.

Câu 29. Phong trào 1936-1939 được gọi là cuộc vận động dân chủ vì

A. hướng vào mục tiêu trước mắt đòi quyền tự do dân chủ.

B. đã hưởng ứng cuộc vận động dân chủ trên thế giới.

C. đã thành lập mặt trận dân chủ Đông Dương.

D. chủ yếu là đấu tranh hòa bình, hợp pháp.

Câu 30. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng bài học kinh nghiệm Đảng Cộng sản Đông Dương có thể rút ra từ phong trào dân chủ 1936 – 1939?

A. Lãnh đạo quần chúng giành chính quyền bằng bạo lực.

B. Xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất.

C. Xây dựng chính quyền cách mạng.

D. Lãnh đạo nhân dân tiến hành khởi nghĩa từng phần.

Câu 31: Trong phong trào Đông Dương Đại hội (1936), Đảng ta đã vận dụng hình thức đấu tranh nào?

A. Công khai, hợp pháp.

B. Bất hợp pháp.

C. Bán công khai, bán hợp pháp.

D. Công khai, bất hợp pháp.

Câu 32: Chủ nghĩa phát xít có đặc điểm nào để phân biệt với chủ nghĩa tư bản?

A. Độc tài, tàn bạo nhất, sô vanh nhất.

B. Bóc lột thậm tệ đối với công nhân.

C. Đế quốc chủ nghĩa nhất của bọn tư bản tài chính.

D. Câu A và C đúng.

Câu 33: Tại Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản, đoàn đại biểu Đảng cộng sản Đông Dương do ai dẫn đầu đến dự Đại hội?

A. Nguyễn Ái Quốc.

B. Nguyễn Đức Cảnh.

C. Nguyễn Văn Cừ.

D. Lê Hồng Phong.

Câu 34: Nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt của cách mạng Đông Dương được xác định tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7-1936) là

A. Chống đế quốc và chống phong kiến giành độc lập dân tộc.

B. Chống phát xít, chống chế độ phản động thuộc địa và tay sai của Nhật.

C. Chống phát xít, chống nguy cơ chiến tranh và tay sai của Nhật.

D. Chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống nguy cơ chiến tranh

Câu 35: Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7-1936) đã chủ trương thành lập mặt trận gì?

A. Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương

B. Mặt trận dân chủ Đông Dương

C. Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương

D. Mặt trận phản đế đồng minh Đông Dương

Câu 36: Cơ sở nào để Đảng Cộng sản Đông Dương quyết định sử dụng hình thức đấu tranh công khai, hợp pháp trong phong trào dân chủ 1936-1939?

A. Chủ nghĩa phát xít xuất hiện, đe doạ hoà bình an ninh thế giới

B. Quốc tế Cộng sản chủ trương thành lập Mặt trận nhân dân ở các nước

C. Chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp ban hành chính sách nới lỏng cho thuộc địa

D. Đời sống của các tầng lớp nhân dân ta rất cực khổ

Câu 37: Phong trào dân chủ 1936 – 1939 ở Việt Nam là một bước chuẩn bị cho thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 vì đã

A. Đưa Đảng Cộng sản Đông Dương ra hoạt động công khai.

B. Khắc phục triệt để hạn chế của Luận cương chính trị tháng 10 – 1930.

C. Bước đầu xây dựng được lực lượng vũ trang nhân dân.

D. Xây dựng được một lực lượng chính trị quần chúng đông đảo

Câu 38: Điểm khác nhau về nhiệm vụ đấu tranh trước mắt giữa phong trào dân chủ 1936- 1939 so với phong trào cách mạng 1930-1931 là

A. Tập trung chống Pháp để giành độc lập dân tộc

B. Đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hòa bình

C. Tập trung giải quyết vấn đề đấu tranh giai cấp

D. Tập trung giải quyết cả vấn đề dân tộc và dân chủ

Câu 39: Bài học kinh nghiệm lớn nhất cho Đảng Cộng sản Đông Dương trong quá trình đề ra đường lối lãnh đạo cách mạng giai đoạn 1936 – 1939 là

A. Phải xây dựng một mặt trận thống nhất dân tộc rộng rãi

B. Kết hợp nhiều hình thức đấu tranh

C. Nhạy bén trong giải quyết mối quan hệ giữa vấn đề chiến lược- sách lược

D. Phải biết tranh thủ những điều kiện khách quan thuận lợi

Câu 40: Ý nghĩa lịch sử tiêu biểu nhất của cuộc vận động dân chủ 1936 – 1939 là gì?

A. Đảng đã tập hợp được một lực lượng chính trị quần chúng đông đảo và sử dụng hình thức phương pháp đấu tranh phong phú.

B. Tập hợp một lượng công – nông hùng mạnh.

C. Tư tưởng và chủ trương của Đảng được phổ biến, trình độ chính trị và công tác của Đảng viên được nâng cao.

D. Uy tín của Đảng được nâng cao trong quần chúng nhân dân.

Các câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 16: Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939-1945). Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời có đáp án

Trắc nghiệm Bài 17: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946 có đáp án

Trắc nghiệm Bài 18: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950) có đáp án

Trắc nghiệm Bài 19: Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1951-1953) có đáp án

Trắc nghiệm Bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953-1954) có đáp án

Phương Anh

Phương Anh là một độc giả trên website: https://thcshiephoa.edu.vn/ chuyên về lĩnh vực giáo dục và thông tin hữu ích. Cô ấy rất đam mê học hành và luôn tìm kiếm những kiến thức mới để nâng cao trình độ của mình. Với sự tò mò và ham học hỏi, Phương Anh luôn đọc và tìm hiểu những thông tin mới nhất về các chủ đề liên quan đến giáo dục, sức khỏe và cuộc sống. Cô ấy mong muốn chia sẻ những kiến thức hữu ích của mình để giúp đỡ những người khác có thể học hỏi và phát triển bản thân một cách tốt nhất.

Related Articles

Back to top button