Toán

Soạn bài Tranh Đông Hồ

BUTBI xin gửi tới các bạn học sinh bài hướng dẫn Soạn bài Tranh Đông Hồ – Nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam trong chương trình SGK Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo. Các bạn hãy vừa tham khảo bài viết để soạn bài cũng như tập trung nghe giảng từ thầy cô trên lớp để nắm rõ nội dung bài học nhé!

soan-bai-tranh-dong-ho-net-tinh-hoa-cua-van-hoa-dan-gian-viet-nam

Tham khảo thêmSoạn bài Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang khánh thành phòng truyền thống, Thêm một bản dịch Truyện Kiều sang tiếng Nhật

I – Tóm tắt Tranh Đông Hồ – Nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam

Văn bản “Tranh Đông Hồ – Nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam” trình bày những đặc điểm nổi bật của dòng tranh dân gian Đông Hồ từ đề tài dân dã, hình tượng ngộ nghĩnh, sinh động, được tạo ra với chất liệu tự nhiên cùng các sắc màu bình dị, ấm áp. Cách chế tác khéo léo tỉ mỉ và công phu.

Nội dung chính Tranh Đông Hồ – nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam

Đề tài của tranh Đông Hồ thường lấy từ các truyện dân gian, cảm hứng từ cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Chất liệu tranh thường được làm bằng giấy gió và mực nho. Tranh Đông Hồ được dùng chủ yếu vào ngày Tết, trong những sự kiện cúng bái. Tranh Đông Hồ được các nghệ nhân giữ gìn, sáng tạo và phục chế từ ngàn đời.

Bố cục Tranh Đông Hồ – nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam

Văn bản có bố cục 6 phần:

  • Phần 1: Từ đầu → “gìn giữ, phát huy”
  • Phần 2: Tiếp theo → “Hứng dừa, đánh ghen”
  • Phần 3: Tiếp theo → “in tranh Đông Hồ”
  • Phần 4: Tiếp theo → “in bấy nhiêu lần”
  • Phần 5: Tiếp theo → “dùng tranh mới”
  • Phần 6: Đoạn còn lại

Sơ đồ tư duy Tranh Đông Hồ – nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam

so-do-tu-duy-tranh-dong-ho-net-tinh-hoa-cua-van-hoa-dan-gian-viet-nam
Sơ đồ tư duy văn bản Tranh Đông Hồ – Nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam

II – Trước khi đọc | Soạn bài Tranh Đông Hồ – Nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam

Câu 1 (Trang 82, SGK Ngữ Văn 10 Chân trời sáng tạo – Tập 1)

Câu hỏi: Theo bạn, như thế nào là một di sản văn hóa? Hãy nói về giá trị của một di sản văn hóa tại địa phương hoặc đất nước ta mà bạn quan tâm.

Lời giải chi tiết:

– Một di sản văn hóa là vật thể (di tích lịch sử, tác phẩm nghệ thuật,…) hay phi vật thể (ngôn ngữ, các loại hình nghệ thuật dân gian,…) có giá trị về lịch sử, văn hóa, khoa học và được lưu truyền qua các thế hệ.

– Một di sản văn hóa tại địa phương hoặc của đất nước mình.

Ví dụ: Giới thiệu về di sản văn hóa “Kinh thành Huế”

soan-bai-tranh-dong-ho-net-tinh-hoa-cua-van-hoa-dan-gian-viet-nam-0
Di sản văn hóa Kinh thành Huế

Kinh thành Huế là một tòa thành tại cố đô Huế, nơi đóng đô trong suốt 143 năm của triều đại nhà Nguyễn từ năm 1802 đến khi thoái vị vào 1945. Hiện nay, Kinh thành Huế là một trong những di tích thuộc cụm Quần thể di tích Cố đô Huế đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới.

Kinh thành Huế được vua Gia Long (Nguyễn Phúc Ánh) tiến hành khảo sát từ năm 1803, khởi công xây dựng từ năm 1805 và hoàn chỉnh dưới triều vua Minh Mạng (Nguyễn Phúc Đảm) vào năm 1832.

Câu 2 (Trang 82, SGK Ngữ Văn 10 Chân trời sáng tạo – Tập 1)

Câu hỏi: Bạn đã bao giờ xem tranh Đông Hồ và tìm hiểu về cách thức, quá trình chế tác nên những bức tranh ấy hay chưa? Kể tên một số bức tranh và chia sẻ về những điều bạn biết cùng với bạn trong nhóm.

Lời giải chi tiết:

a) Mình đã từng được xem qua và có tìm hiểu về tranh Đông Hồ.

b) Một số bức tranh Đông Hồ: Lợn ỷ có xoáy Âm dương, Đám cưới chuột, Tranh “Đàn gà” hoặc “Sân gà” thể hiện mong muốn, cầu chúc cho sự sung túc, đông con và an nhàn.

soan-bai-tranh-dong-ho-net-tinh-hoa-cua-van-hoa-dan-gian-viet-nam-1
Bức tranh Đám cưới chuột
soan-bai-tranh-dong-ho-net-tinh-hoa-cua-van-hoa-dan-gian-viet-nam-3
Tranh đàn gà – Tranh Đồng Hồ

c) Một số kiến thức, thông tin mình tìm hiểu về tranh Đông Hồ: 

– Giấy để in tranh Đông Hồ được gọi là giấy điệp, được trộn cùng với hồ dán rồi dùng chổi lá thông để quét lên mặt giấy đó.

– Quá trình chế tác một bức tranh Đông Hồ:

  • Sáng tác mẫu và tạo ra bản khắc gỗ: Mỗi mẫu sẽ có khoảng 2- 5 bản khắc gỗ khác nhau tùy theo sắc màu của từng mẫu. Đây là công đoạn khó nhất và đòi hỏi người thợ cần phải có kỹ thuật cao.
  • Chuẩn bị giấy Dó: Để có được một tờ giấy dó hoàn chỉnh, cần phải chọn lựa từng loại vỏ Dó được lấy ở trên rừng về, rồi trải qua nhiều công đoạn như phơi → ngâm → giã nhuyễn → hòa bột vào bể seo → seo giấy → ép kiệt nước → phơi khô → đóng xén thành phẩm → quét hồ điệp.
  • In tranh: Tranh Đông Hồ có 5 màu chủ đạo và được tạo nên hoàn toàn tự nhiên: Màu vàng từ hoa hòe, đỏ lấy từ gạch non, đen từ than lá tre, trắng từ vỏ sò điệp, xanh từ lá tràm. Thường để in một bức tranh cần phải có 5 bản khắc và in trong 5 lần.
  • Phơi tranh: Sau khi hoàn tất việc in, tranh sẽ được phơi khô.

III – Đọc văn bản | Soạn bài Tranh Đông Hồ – Nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam

Câu 1 (trang 83, SGK Ngữ Văn 10 Chân trời sáng tạo – Tập 1)

Câu hỏi: Đoạn văn in nghiêng có vai trò như thế nào đối với việc truyền tải thông tin chính của văn bản?

Lời giải chi tiết:

Đoạn văn in nghiêng nằm ngay phần đầu tiên của văn bản, cung cấp đầy đủ ý chính, những thông tin cần thiết về tranh dân gian Đông Hồ mà mọi người quan tâm. Từ đó thu hút, kích thích độc giả đọc toàn bộ cả văn bản để tìm hiểu sâu hơn về loại hình dân gian này.

Câu 2 (trang 84, SGK Ngữ Văn 10 Chân trời sáng tạo – Tập 1)

Câu hỏi: Trong số những màu sắc được nhắc tới ở đoạn này, bức tranh “Lợn đàn” đã sử dụng các màu sắc nào?

soan-bai-tranh-dong-ho-net-tinh-hoa-cua-van-hoa-dan-gian-viet-nam-2
Tranh Lợn ỷ có xoáy Âm dương

Lời giải chi tiết:

Những màu sắc được sử dụng trong tranh “Lợn đàn”: Màu xanh, màu vàng, màu đen và màu đỏ. ⇒ Sử dụng đủ 4 gam màu cơ bản của một bức tranh dân gian Đông Hồ.

Câu 3 (trang 85, SGK Ngữ Văn 10 Chân trời sáng tạo – Tập 1)

Câu hỏi: Tóm tắt những công đoạn chính để làm ra một bức tranh Đông Hồ.

Lời giải chi tiết:

Các công đoạn chính để làm nên một bức tranh Đông Hồ bao gồm:

– Vẽ mẫu.

– Can lại rõ ràng theo từng nét, bảng màu bằng mực nho lên lên giấy bản mỏng rồi xếp vào bản khắc gỗ.

– Khi in, đặt xấp giấy in phía trước mặt; tay phải cầm “tay co” đóng sau lưng tấm ván in, úp ván xuống “bìa” để quét đẫm màu; úp mặt ván khắc đã thấm màu lên trên mặt giấy; lật ngửa ván khắc lên.

– Thợ in lấy xơ mướp rồi xoa đều lưng mặt giấy để màu mực thấm đều; bóc từ giấy ra khỏi ván in; số màu của tranh sẽ tương ứng với số lần in.

Câu 4 (trang 85, SGK Ngữ Văn 10 Chân trời sáng tạo – Tập 1)

Câu hỏi: Đoạn cuối này có hé mở thêm về một điều gì đó trong quan điểm và cách đưa tin của người viết?

Lời giải chi tiết:

Quan điểm và cách đưa tin của người viết:

– Người viết đã đưa thông tin chính xác về các thời kỳ phát triển hưng thịnh và sự mai một dần của văn hóa tranh dân gian Đông Hồ.

– Đồng thời thể hiện rõ được lập trường nhân văn của bản thân để bảo vệ, gìn giữ nét đẹp truyền thống tranh Đông Hồ mang lại.

IV – Sau khi đọc | Soạn bài Tranh Đông Hồ – Nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam

Câu 1 (trang 85, SGK Ngữ Văn 10 Chân trời sáng tạo – Tập 1)

Câu hỏi: Hãy chỉ ra những công đoạn chính trong quá trình chế tác nên một bức tranh Đông Hồ được nêu ở trong văn bản.

Lời giải chi tiết:

soan-bai-tranh-dong-ho-net-tinh-hoa-cua-van-hoa-dan-gian-viet-nam-5
Các công đoạn để tạo nên một bức tranh Đông Hồ

Các công đoạn chính để làm nên một bức tranh Đông Hồ bao gồm:

– Vẽ mẫu.

– Can lại rõ ràng theo từng nét, bảng màu bằng mực nho lên lên giấy bản mỏng rồi xếp vào bản khắc gỗ.

– Khi in, đặt xấp giấy in phía trước mặt; tay phải cầm “tay co” đóng sau lưng tấm ván in, úp ván xuống “bìa” để quét đẫm màu; úp mặt ván khắc đã thấm màu lên trên mặt giấy; lật ngửa ván khắc lên.

– Thợ in lấy xơ mướp rồi xoa đều lưng mặt giấy để màu mực thấm đều; bóc từ giấy ra khỏi ván in; số màu của tranh sẽ tương ứng với số lần in.

Câu 2 (trang 85, SGK Ngữ Văn 10 Chân trời sáng tạo – Tập 1)

Câu hỏi: Xác định đề tài của văn bản trên. Chỉ ra một số đoạn, mục có lồng ghép thêm yếu tố miêu tả hoặc biểu cảm ở trong văn bản và nêu mục đích của việc lồng ghép đó.

Lời giải chi tiết:

– Đề tài của văn bản: Tranh dân gian Đông Hồ.

– Một số đoạn, mục có lồng ghép thêm yếu tố miêu tả hoặc biểu cảm ở trong văn bản: Đoạn “Giấy in tranh Đông Hồ…in tranh Đông Hồ” (mục 2).

→ Miêu tả về sự rộn ràng trong buổi chợ tranh Tết: “Mỗi năm một lần, chợ tranh được họp vào tháng Chạp trong các ngày 6, 11, 16, 21, 26. Chợ tranh đông vui, sầm uất được tổ chức ngay bên trong đình làng.

⇒ Việc lồng ghép những yếu tố miêu tả hoặc biểu cảm ở trong văn bản giúp các thông tin của đề tài được thể hiện rõ ràng hơn, mang đến cho người đọc những điều quan trọng, cần thiết. Đồng thời, thể hiện được tình cảm, tư tưởng của người viết với đề tài đó.

Câu 3 (trang 86, SGK NGữ Văn 10 Chân trời sáng tạo – Tập 1)

Câu hỏi: Theo bạn, nội dung các mục 1, 2, 3 của văn bản trên đã bổ sung thông tin cho nhau và góp phần thể hiện lên thông tin chính của văn bản như thế nào?

Lời giải chi tiết:

– Nội dung các mục 1, 2, 3 lần lượt nói về đề tài, hình tượng; chất liệu, màu sắc và những công đoạn chế tác.

– Nội dung các mục 1, 2, 3 của văn bản đã có sự bổ sung, liên kết cho nhau. Đồng thời làm cụ thể hóa những thông tin chính đã được nêu ra tại phần đoạn văn in nghiêng đầu văn bản.

Câu 4 (trang 86, SGK NGữ Văn 10 Chân trời sáng tạo – Tập 1)

Câu hỏi: Nhan đề, sa-pô và đề mục có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện thông tin chính ở trong văn bản trên?

Lời giải chi tiết:

Phần nhan đề, sa-pô và đề mục giúp cho các thông tin chính trong văn bản được thể hiện một cách rõ ràng, mạch lạc, tuân theo một bố cục hợp lý. Từ đó, các thông tin được trình bày đầy đủ, không lộn xộn và độc giả cũng không bị ngợp khi tiếp cận văn bản.

Câu 5 (trang 86, SGK Ngữ Văn 10 Chân trời sáng tạo – Tập 1)

Câu hỏi: Xác định mục đích viết bài và quan điểm của tác giả thể hiện trong văn bản trên. Bạn có đồng tình cùng với quan điểm đó hay không? Tại sao?

Lời giải chi tiết:

Mục đích viết: Cung cấp những thông tin về nghề truyền thống tranh dân gian Đông Hồ của dân tộc Việt Nam. Từ đó, kêu gọi bảo vệ, giữ gìn, phát huy ngành nghề truyền thống dân tộc này.

Quan điểm của Tác giả: Đảm bảo những thông tin là chính xác, khách quan về nghề tranh dân gian Đông Hồ; đồng thời thể hiện được suy nghĩ về nghề truyền thống này và bày tỏ cần sự bảo vệ thuần phong mỹ tục của dân tộc.

soan-bai-tranh-dong-ho-net-tinh-hoa-cua-van-hoa-dan-gian-viet-nam-4

⇒ Theo ý kiến cá nhân của mình, em đồng tình với quan điểm trên của tác giả vì tranh dân gian Đông Hồ vốn dĩ là một nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc ta, cần phải có thêm những bài viết như vậy để giới trẻ biết và có ý thức hơn trong việc gìn giữ và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc như vậy

Câu 6 (trang 86, SGK NGữ Văn 10 Chân trời sáng tạo – Tập 1)

Câu hỏi: Kể tên một số di sản văn hóa tại địa phương và phát biểu suy nghĩ của bạn về việc bảo tồn, phát huy những di sản ấy.

Lời giải chi tiết:

Chú ý: Mỗi địa phương sẽ có di sản văn hóa khác nhau.

Ví dụ: Tại Huế: Quần thể di tích cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình, Mộc bản triều Nguyễn, Châu bản triều Nguyễn và Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế.

⇒ Theo quan điểm cá nhân, việc bảo tồn và phát huy những di sản văn hóa dân tộc là điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Đó là những minh chứng của lịch sử, của một thời quá khứ hào hùng mà ông cha ta để lại, thể hiện đậm đà về nét đẹp truyền thống của mỗi dân tộc. Chúng ta và cả thế hệ mai sau cần phải có trách nhiệm trong việc bảo vệ, phát huy và làm tôn vinh hơn những di sản văn hóa ấy.

Trên đây là hướng dẫn Soạn bài Soạn bài Tranh Đông Hồ – Nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam chi tiết nhất mà BUTBI muốn gửi gắm tới các bạn học sinh lớp 10. Mỗi kiến thức trong bài học đều là vô giá, giúp cho các bạn có thêm cách nhìn nhận, đánh giá mới, rộng mở hơn về văn học cũng như đời sống. Các bạn hãy liên tục cập nhật những bài soạn mới nhất trên butbi.hocmai.vn nhé!

Theo gõi chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết tại:

Trang chủ: https://thcshiephoa.edu.vn/

Phương Anh

Phương Anh là một độc giả trên website: https://thcshiephoa.edu.vn/ chuyên về lĩnh vực giáo dục và thông tin hữu ích. Cô ấy rất đam mê học hành và luôn tìm kiếm những kiến thức mới để nâng cao trình độ của mình. Với sự tò mò và ham học hỏi, Phương Anh luôn đọc và tìm hiểu những thông tin mới nhất về các chủ đề liên quan đến giáo dục, sức khỏe và cuộc sống. Cô ấy mong muốn chia sẻ những kiến thức hữu ích của mình để giúp đỡ những người khác có thể học hỏi và phát triển bản thân một cách tốt nhất.

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button