Sử

Lịch Sử 12 Bài 8: Nhật Bản

Là nước bại trận trong chiến tranh thế giới thứ hai, nhưng từ sau năm 1945, Nhật Bản bước vào một thời kì phát triển mới với. Những đổi thay căn bản về chính trị – xã hội cùng những thành tựu như một sự “thần kì” về kinh tế , khoa học – công nghệ . Nhật Bản đã mạnh mẽ vươn lên , trở thành một siêu cường kinh tế. Sau đây, Hội Gia sư Đà Nẵng sẽ tổng kết lại kiến thức trọng tâm cũng như hướng dẫn giải bài tập trong bài “Nhật Bản” mời các bạn cùng theo dõi.

A. Kiến thức trọng tâm

I. Nhật Bản từ năm 1945 đến năm 1952

  • Sự thất bại trong chiến tranh thế giới thứ hai đã để lại cho Nhật Bản những hậu quả hết sức nặng nề.
  • Về kinh tế, trong thời kì bị chiếm đóng (1945 – 1952), Nhật Bản thực hiện ba cuộc cải cách lớn:
  • Thủ tiêu chế độ kinh tế tập trung, trước hết là giải tán các tập đoàn, công ty độc quyền còn mang tính chất dòng tộc.
  • Cải cách ruộng đất( quy định địa chủ chỉ được có không quá 3 hecta ruộng, số còn lại chính phủ đem bán cho nông dân).
  • Dân chủ hóa lao động (thông qua và thực hiện các đạo luật về lao động).
  • Chính sách đối ngoại , liên minh chặt chẽ với Mĩ, nhật kí kết hợp hiệp ước hòa bình Xan Phranxico và kết thúc chế độ chiếm đóng của đồng minh vào năm 1952.
  • Theo hiến pháp mới, Nhật Bản tiến hành cải cách giáo dục trên nhiều mặt, năm 1947, ban hành Luật giáo dục.

II. Nhật Bản từ năm 1952 đến năm 1973.

  • Kinh tế
    • 1952 – 1960: phát triển nhanh.
    • 1960 – 1973 phát triển thần kỳ (tốc độ tăng trưởng bình quân là 10,8%/ năm). Năm 1968, vươn lên hàng thứ hai thế giới tư bản sau Mỹ (tổng sản phẩm quốc dân là 183 tỷ USD..)
    • Đầu những năm 70, Nhật trở thành một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính thế giới cùng với Mỹ và Tây Âu.
  • Khoa học – kĩ thuật
    • Coi trọng giáo dục và khoa học kĩ thuật
    • Nhật đẩy mạnh mùa bằng phát minh sáng chế
    • Tập trung vào lĩnh vực công nghiệp dân dụng đạt nhiều thành tựu.
  • Nguyên nhân phát triển
    • Con người là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định hàng đầu.
    • Vai trò lãnh đạo, quản lý của nhà nước Nhật.
    • Chế độ làm việc suốt đời, chế độ lương theo thâm niên và chủ nghĩa nghiệp đoàn xí nghiệp là “ba kho báu thiêng liêng” làm cho các công ty Nhật có sức mạnh và tính cạnh tranh cao.
  • Đối ngoại:
    • Liên minh chặt chẽ với Mĩ
    • 1956 bình thường hóa quan hệ với Liên Xô.

III. Nhật Bản từ năm 1973 đến năm 1991

  • Kinh tế:
    • Từ 1973 kinh tế Nhật phát triển đi kèm với suy thoái
    • Nửa sau những năm 80, Nhật trở thành siêu cường tài chính thế giới. Dự trữ vàng và ngoại tệ gấp 3 lần Mĩ, là chủ nợ lớn nhất Thế giới.
  • Đối ngoại:
    • Tăng cường quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội với các nước Đông Nam Á và ASEAN.
    • 21/9/19673 thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam.

IV. Nhật Bản từ năm 1991 đến năm 2000

  • Kinh tế
    • Đến thập kỉ 90, kinh tế Nhật suy thoái.
    • Nhưng Nhật Bản vẫn là một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính lớn nhất của thế giới.
  • Khoa học – kĩ thuật:
    • Tiếp tục phát triển ở trình độ cao: Phóng 49 vệ tinh, hợp tác có hiệu quả với Mĩ
  • Văn hóa – đối ngoại:
    • Kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại
    • Duy trì liên minh với Mĩ
    • Mở rộng quan hệ đối ngoại trên phạm vi toàn cầu, chú trọng quan hệ với các nước Đông Nam Á.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI HỌC

Câu 1: Nêu nội dung cơ bản của những cải cách dân chủ ở Nhật Bản trong thời kì bị chiếm đóng?

Hướng dẫn trả lời Lịch Sử 12 Bài 8: Nhật Bản

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đã bị quân đội Mĩ với danh nghĩa lực lượng Đồng minh, chiếm đóng từ năm 1945 đến năm 1952 nhưng Chính phủ Nhật Bản vẫn được phép tồn tại và quản lí đất nước.

Về chính trị, Bộ Chỉ huy tối cao lực lượng Đồng minh (viết tắt theo tiếng Anh là SCAP) đã loại bỏ chủ nghĩa quân phiệt và bộ máy chiến tranh của Nhật Bản. Hiến pháp mới do SCAP tổ chức soạn thảo (có hiệu lực từ ngày 3-5-1947), quy định Nhật Bản là nước quân chủ lập hiến, nhưng thực chất là theo chế độ dân chủ đại nghị tư sản.

Về kinh tế, SCAP đã thực hiện ba cuộc cải cách lớn: một là, thủ tiêu chế độ tập trung kinh tế, trước hết là giải tán các “Daibátxư”; hai là, cải cách ruộng đất, quy định địa chủ chỉ được sở hữu không quá 3 hécta ruộng, số còn lại Chính phủ đem bán cho nông dân; ba là, dân chủ hóa lao động (thông qua việc thực hiện các đạo luật về lao động).

Những cải cánh trên đã trở thành một nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của Nhật Bản sau chiến tranh.

Câu 2: Liên minh Nhật – Mĩ được biểu hiện như thế nào?

Hướng dẫn trả lời Lịch Sử 12 Bài 8: Nhật Bản

Sau chiến tranh, quân Đồng minh, thực tế là quân Mĩ chiếm đóng Nhật Bản. Chính quyền chiếm đóng đã thực hiện những chính sách tiến bộ như xét xử tội phạm chiến tranh, xóa bỏ các tổ chức quân phiệt, loại bỏ những phần tử liên quan đến chủ nghĩa quân phiệt ra khỏi bộ máy nhà nước…

Liên minh Nhật-Mĩ ra đời đáp ứng nhu cầu của cả hai nước. Trong bối cảnh Chiến tranh lạnh, Nhật Bản cần dựa vào sự bảo trợ của Mĩ để đảm bảo an ninh và tập trung phát triển kinh tế. Mĩ muốn độc chiểm ảnh hưởng ở Nhật Bản, biến Nhật Bản thành đồng minh trong việc thực hiện tha vọng bá chủ châu Á và chống lại phe XHCN.

Nhờ vậy, nước Nhật sớm kí kết được Hiệp ước hòa bình Phranxixcô (8-9-1951), chấm dứt chế độ chiếm đóng của Đồng minh (1952). Cùng ngày, Hiệp ước an ninh Mĩ-Nhật được kí kết, đặt nền tảng mới cho quan hệ giữa hai nước.

Câu 3: Những nhân tố nào thúc đẩy sợ phát triển thần kì của kinh tế Nhật Bản?

Hướng dẫn trả lời Lịch Sử 12 Bài 8: Nhật Bản

Những nhân tố thúc đẩy sự phát triển thần kì của kinh tế Nhật Bản:

  • Con người là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định hàng đầu.
  • Vai trò lãnh đạo, quản lý của nhà nước Nhật.
  • Chế độ làm việc suốt đời, chế độ lương theo thâm niên và chủ nghĩa nghiệp đoàn xí nghiệp là “ba kho báu thiêng liêng” làm cho các công ty Nhật có sức mạnh và tính cạnh tranh cao.
  • Các công ty Nhật năng động, có tầm nhìn xa, quản lý tốt và cạnh tranh cao
  • Áp dụng thành công những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại để nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.
  • Chi phí quốc phòng thấp nên có điều kiện tập trung đầu tư vốn cho kinh tế.
  • Tận dụng tốt yếu tố bên ngoài để phát triển (viện trợ Mỹ, chiến tranh Triều Tiên, Việt Nam…)

Câu 4: Hãy nêu những khó khăn đối với sự phát triển kinh tế ở Nhật Bản?

Hướng dẫn trả lời Lịch Sử 12 Bài 8: Nhật Bản

Những khó khăn đối với sự phát triển kinh tế ở Nhật Bản:

  • Lãnh thổ hẹp, dân đông, nghèo tài nguyên, thường xảy ra thiên tai, phải phụ thuộc vào nguồn nguyên nhiên liệu nhập từ bên ngoài.
  • Cơ cấu giữa các vùng kinh tế, giữa công – nông nghiệp mất cân đối.
  • Chịu sự cạnh tranh gay gắt của Mỹ, Tây Âu, NICs, Trung Quốc…
  • Chưa giải quyết được những mâu thuẫn cơ bản nằm trong bản thân nền kinh tế TBCN.

Câu 5: Chính sách đối ngoại của Nhật Bản trong những năm 1973 – 1991 như thế nào?

Hướng dẫn trả lời Lịch Sử 12 Bài 8: Nhật Bản

  • Từ nửa sau những năm 70, Nhật Bản đã bắt đầu đưa ra những chính sách đối ngoại mới.
  • Tăng cường quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội với các nước Đông Nam Á và ASEAN.
  • 21/9/19673 thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam.

Câu 6: Nêu những nét cơ bản về tình hình kinh tế và chính trị của Nhật Bản trong những thập kỉ 90 của thế kỉ XX?

Hướng dẫn trả lời Lịch Sử 12 Bài 8: Nhật Bản

Trong thập kỉ 90, nền kinh tế Nhật Bản hầu như chìm đắm trong suy thoái kéo dài. Cuộc khủng hoảng tiền tệ -tài chính châu Á trong những năm 1997-1998 lại giáng một đòn nặng nề vào kinh tế Nhật Bản. Từ năm 1998, nền kinh tế Nhật Bản được phục hồi, sau đó tiếp tục phát triển. Nhật Bản vẫn là một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính của thế giới.

Về chính trị, năm 1993, Đảng Dân chủ Tự do chấm dứt sự cầm quyền. Từ đó các đảng phái khác hoặc liên minh các đảng thay nhau cầm quyền. Tình hình chính trị-xã hội có phần không ổn định…

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI HỌC

Câu 1: Những yếu tố nào khiến Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính của thế giới vào nửa cuối thế kỉ XX?

Hướng dẫn trả lời Lịch Sử 12 Bài 8: Nhật Bản

  • Con người là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định hàng đầu.
  • Vai trò lãnh đạo, quản lý của nhà nước Nhật.
  • Chế độ làm việc suốt đời, chế độ lương theo thâm niên và chủ nghĩa nghiệp đoàn xí nghiệp là “ba kho báu thiêng liêng” làm cho các công ty Nhật có sức mạnh và tính cạnh tranh cao.
  • Các công ty Nhật năng động, có tầm nhìn xa, quản lý tốt và cạnh tranh cao
  • Áp dụng thành công những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại để nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.
  • Chi phí quốc phòng thấp nên có điều kiện tập trung đầu tư vốn cho kinh tế.
  • Tận dụng tốt yếu tố bên ngoài để phát triển (viện trợ Mỹ, chiến tranh Triều Tiên, Việt Nam…)

Câu 2: Khái quát chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000?

Hướng dẫn trả lời Lịch Sử 12 Bài 8: Nhật Bản

  • Giai đoạn 1945 – 1952: Chính sách đối ngoại của Nhật Bản là liên minh chặt chẽ với Mĩ, nhật kí kết hợp hiệp ước hòa bình Xan Phranxico và kết thúc chế độ chiếm đóng của đồng minh vào năm 1952.
  • Giai đoạn 1952- 1973: Liên minh chặt chẽ với Mĩ và đến năm 1956 bình thường hóa quan hệ với Liên Xô.
  • Giai đoạn 1973 – 1991: Tăng cường quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội với các nước Đông Nam Á và ASEAN.
  • Giai đoạn 1991 – 2000: Từ nửa sau những năm 70, Nhật Bản đã bắt đầu đưa ra những chính sách đối ngoại mới. Đó là tăng cường quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội với các nước Đông Nam Á và ASEAN. Ngày 21/9/19673 thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam.

Giới thiệu về Hội Gia sư Đà NẵngTrung tâm gia sư dạy kèm tại nhà

Chúng tôi tư vấn miễn phí phụ huynh tuyển gia sư dạy kèm tại nhà Đà Nẵng.Chúng tôi luôn đặt chất lượng dạy và học lên hàng đầu, giới thiệu gia sư uy tín dạy các môn, các lớp từ cấp 1, 2, 3, luyện thi lớp 10, luyện thi đại học.Phụ huynh đừng quá lo lắng địa chỉ Hội Gia sư Đà Nẵng xa nhà của quý phụ huynh. Trong danh sách sinh viên cộng tác làm gia sư dạy kèm tại nhà, chúng tôi luôn sẵn sàng hàng trăm gia sư với tiêu chí:

  • Trong khu vực gần nhà phụ huynh để tiện gia sư di chuyển
  • Phù hợp với yêu cầu của phụ huynh về giới tính, kỹ năng, kinh nghiệm, chuyên môn
  • Gia sư vui vẻ, nhiệt tình thân thiện.
  • Xác định dạy kèm tại nhà cho học sinh lâu dài theo thời gian yêu cầu của phụ huynh.

Hội Gia sư Đà Nẵng tự hào là Trung tâm gia sư dạy kèm tại nhà uy tín với phụ huynh và gia sư

Tư vấn miễn phí phụ huynh tuyển gia sư dạy kèm tại nhà, giới thiệu gia sư nhiệt tình, hiệu quả.Điện thoại: 0934490995Địa chỉ: 159 Yên Khê 2, Thanh Khê, Đà Nẵng, Việt NamWebsite: https://hoigiasudanang.comFacebook: https://facebook.com/hoigiasudanangGoogle Maps: https://g.page/HoiGiasuDaNang

Phương Anh

Phương Anh là một độc giả trên website: https://thcshiephoa.edu.vn/ chuyên về lĩnh vực giáo dục và thông tin hữu ích. Cô ấy rất đam mê học hành và luôn tìm kiếm những kiến thức mới để nâng cao trình độ của mình. Với sự tò mò và ham học hỏi, Phương Anh luôn đọc và tìm hiểu những thông tin mới nhất về các chủ đề liên quan đến giáo dục, sức khỏe và cuộc sống. Cô ấy mong muốn chia sẻ những kiến thức hữu ích của mình để giúp đỡ những người khác có thể học hỏi và phát triển bản thân một cách tốt nhất.

Related Articles

Back to top button