Công Thức

Công thức của phèn chua là gì? 5 Công dụng của phèn … – VietChem

Phèn chua là gì? Phèn chua có công thức là gì? Đây là bộ câu hỏi mà VIETCHEM nhận được của bạn “Phạm Hồng Hà – Học sinh THPT Cầu Giấy, Hà Nội”. Để giải đáp câu hỏi này, hãy cùng VIETCHEM tham khảo bài viết dưới đây nhé.

1. Tổng quan về phèn chua là gì?

phen-chua-la-gi-1

Phèn chua là gì? Công thức phèn chua

1.1. Phèn chua là gì?

Phèn chua hay còn được gọi là phèn nhôm hay nhôm sunfat, đây là một loại muối của kali và nhôm. Phèn chua không mang độc tính, có vị chát cha và ít tan trong nước lạnh. Phèn tan nhiều trong nước nóng và có thể tinh chế bằng cách kết tinh lại trong nước.Ngoài ra, phèn chua còn được gọi với những tên khác như: Vũ nát, nát thạch, bạch phàn, sinh phàn, trấn phong thạch, minh phàn,…

1.2. Phèn chua có công thức là gì?

Công thức hóa học của phèn chua là KAl(SO4)2. Ở điều kiện thường, phèn chua được tìm thấy ở dang tinh thể ngậm 24 phân tử nước với công thức phèn chua là: KAl(SO4)2·12H2O hoặc K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O

1.3. Tính chất của phèn chua

  • Phèn chua tồn tại ở dạng tinh thể nhỏ, không màu hoặc đôi khi màu trắng hoặc có thể trong hay đục
  • Loại muối này có vị chát, chua, không tan trong cồn và tan nhiều trong nước nóng
  • Nhiệt độ nóng chảy ở mức 92 – 93 độ C
  • Muối này không độc hại, chúng chứa khoảng 10% nhôm nên không gây hại cho sức khỏe của con người.

1.4. Điều chế phèn chua

Trong hóa học, phèn chua được điều chế bằng đất sét, H2SO4, và K2SO4. Kali alum là loại khoáng chất sulfat nguồn gốc từ tự nhiên, dạng cứng trong đá ở các khu vực bị phong hóa và oxi hóa của các loại khoáng chất sulfat, có chứa gốc kali.

2. Công dụng của phèn chua, phèn chua dùng để làm gì?

phen-chua-la-gi-2

Phèn chua dùng để làm gì

>>>XEM THÊM:Tia hồng ngoại là gì? Phân loại, ứng dụng tia hồng ngoại

2.1. Tác dụng của phèn chua trong công nghiệp

  • Trong ngành công nghiệp giấy, ứng dụng của phèn chua được sử dụng để không làm cho giấy bị nhòe khi viết bằng cách nhúng giấy vào muối ăn, nhôm clorua để tạo nên phản ứng trao đổi thủy phân mạnh hơn, từ đó tạo nên hidroxit và hidroxit sẽ kết dính những sợi xenlulozo với nhau và giấy sẽ không bị nhòe mực khi viết.
  • Trong công nghiệp dệt, ứng dụng của phèn chua được thể hiện rõ trong thảo tác nhuộm vải, khi đó Hiđroxit sẽ được sợi vải hấp phụ và giữ chặt. Lúc này, sợi sẽ kết hợp với phẩm nhuộm tạo thành màu bền đẹp hơn.

2.2 Tác dụng của phèn chua trong y học

  • Trong y học cổ truyền, phèn chua đóng vai trò là chất giải độc, sát trùng ngoài ra hoặc chữa các bệnh về dạ dày, hôi nách một cách hiệu quả.
  • Phèn chua còn được dùng để trị các bệnh phụ khoa, viêm nhiễm hay nhiệt miệng.
  • Bên cạnh đó, phèn chua còn là thành phần để chế tạo ra nhiều loại thuốc trị các bệnh đau răng, đau mắt, hoa ra máy, giúp cầm máu và hỗ trợ điều trị các loại xuất huyết.

2.3. Tác dụng của phèn chua trong chế biến thực phẩm

  • Ứng dụng của phèn chua trong thực phẩm được thể hiện khá nhiều, chúng được dùng để làm mứt, ngâm một số loại rau của để tạo độ giòn và trắng cho thành phẩm. Ngoài ra, nó còn được dùng làm bột nở trong bánh nướng.
  • Phèn chua còn được dụng để khử mùi hôi của các loại nội tác như lòng lợn, lòng mề ngan gà,…

2.4. Tác dụng của phèn chua trong cuộc sống

  • Làm trắng da: Thành phần trong phèn chua giúp tẩy tế bào chết, làm sáng da, bạn chỉ cần sử dụng một lượng nhỏ và bôi lên da khoảng 15 – 20 phút rửa lại bằng nước sạch. Thực hiện đều đặn hàng tuần bạn sẽ có kết quả như ý.
  • Phèn chua trị mụn: Bột phèn chua còn giúp trị mụn hiệu quả, chúng có tính sát khuẩn và làm sạch các bề mặt da tốt, ngăn ngừa vi khuẩn tấn công và làm sạch da mụn một cách triệt để.
  • Điều trị nước ăn chân: Sử dụng phèn chua pha với nước ấm, sau đó ngâm liên tiếp nhiều ngày sẽ giảm tình trạng nước ăn chân hiệu quả.

2.5. Tác dụng của phèn chua trong xử lý nước

Phèn chua là hóa chất được sử dụng phổ biến trong lọc nước. Khi KAl(SO4)2 tác dụng với H2O sẽ tạo ra Al(OH)3 kết tủa ở dạng keo và chúng sẽ dính vào các chất lơ lửng và chìm xuống đáy theo phương trình sau:

Al3+ + 3H2O → Al(OH)3↓ + 3H+

4. Phân biệt phèn chua và đường phèn

phen-chua-la-gi-3

Phân biệt giữa đường phèn và phèn chua

Nhiều người vẫn hay nhầm lẫn giữa đường phèn và phèn chua, tuy nhiên trên thực tế thì đây là hai chất hoàn toàn khác nhau cần được phân biệt rõ ràng.

  • Đường phèn là chất hóa học hữu cơ, được sản xuất từ mía có công thức hóa học là C12H22O11.
  • Phèn chua là một hóa chất vô cơ với công thức hóa học là KAl(SO4)2

5. Mua phèn chua ở đâu uy tín?

Với những ứng dụng của phèn chua đem lại mà hiện nay sản phẩm được phân phối ở nhiều nơi từ các cửa hàng, đại lý đến các công ty hóa chất lớn. Tại VietChem, chúng tôi cung cấp phèn chua, phèn nhôm sử dụng trong sản xuất công nghiệp với số lượng lớn, giá thành hợp lý theo các tiêu chí:

  • Đa dạng chủng loại sản phẩm
  • Đảm bảo chất lượng hàng hóa và dịch vụ
  • Vận chuyển & dịch vụ logistic chuyên nghiệp
  • Sẵn sàng hỗ trợ kỹ thuật khi khách hàng sử dụng sản phẩm

VietChem chuyên cung cấp hóa chất công nghiệp hàng đầu Việt Nam

VietChem chuyên cung cấp hóa chất công nghiệp hàng đầu Việt Nam

Hy vọng với những chia sẻ vừa rồi về phèn chua là gì, tính chất, công thức hóa học của phèn chua trong bài viết sẽ giúp các bạn học sinh cũng như các bạn đọc giả hiểu rõ hơn về loại hóa chất này. Nếu quý vị đang có nhu cầu mua và sử dụng phèn chua trong sản xuất công nghiệp thì hãy liên hệ cho VIETCHEM theo số HOTLINE 0826 010 010 để được báo giá tốt nhất.

Phương Anh

Phương Anh là một độc giả trên website: https://thcshiephoa.edu.vn/ chuyên về lĩnh vực giáo dục và thông tin hữu ích. Cô ấy rất đam mê học hành và luôn tìm kiếm những kiến thức mới để nâng cao trình độ của mình. Với sự tò mò và ham học hỏi, Phương Anh luôn đọc và tìm hiểu những thông tin mới nhất về các chủ đề liên quan đến giáo dục, sức khỏe và cuộc sống. Cô ấy mong muốn chia sẻ những kiến thức hữu ích của mình để giúp đỡ những người khác có thể học hỏi và phát triển bản thân một cách tốt nhất.

Related Articles

Back to top button