Hỏi đáp

Nguồn gốc, ý nghĩa & thời gian tổ chức

Mục lục

Lễ hội Cổ Loa Đông Anh Hà Nội

Lễ hội Cổ Loa Đông Anh Hà Nội (Ảnh: Sưu tầm)

Du lịch Hà Nội vào dịp đầu xuân, ngoài việc thắp hương, chiêm bái tại các ngôi chùa nổi tiếng, du khách cũng đừng bỏ qua cơ hội tham gia vào lễ hội đền Cổ Loa. Đây là lễ hội lâu đời của dân tộc ta nhằm tưởng nhớ đến công đức của vua An Dương Vương, đồng thời thể hiện tinh thần “uống nước nhớ nguồn” của người Việt.

1. Nguồn gốc lễ hội đền Cổ Loa Đông Anh Hà Nội

Lễ hội đền Cổ Loa Hà Nội đã có nguồn gốc từ lâu đời và là một trong những lễ hội truyền thống của người dân Việt Nam. Vào những năm 208 – 179 TCN, vua An Dương Vương đã thành lập ra nhà nước Âu Lạc, sau đó chuyển kinh đô từ Phong Châu về thành Cổ Loa để xây thành, đắp lũy chống giặc. Tương truyền rằng, nhà vua nhập cung vào ngày mồng 6 tháng Giêng và đến ngày mồng 9 đăng quang và tổ chức tiệc chiêu đãi toàn bộ binh sĩ.

Sau này, khi vua mất, người dân làng Cổ Loa đã lập đền Cổ Loa hay còn gọi là đền thờ vua An Dương Vương để tưởng nhớ công ơn to lớn của nhà vua. Đồng thời, người dân tại đây cũng lấy ngày mồng 6 tháng Giêng để tổ chức lễ hội và duy trì cho đến tận ngày nay.

Lễ hội được diễn ra vào ngày mồng 6 tháng Giêng hàng năm

Lễ hội được diễn ra vào ngày mồng 6 tháng Giêng hàng năm (Ảnh: Sưu tầm)

>>> Bỏ túi: Du lịch gần Hà Nội – 1001 địa điểm HOT nhất 2023 vui quên lối

2. Ý nghĩa và giá trị của lễ hội thành Cổ Loa

Lễ hội Cổ Loa Đông Anh Hà Nội đóng vai trò quan trọng trong việc gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam qua các thế hệ. Đây không chỉ là dịp để tưởng nhớ công lao to lớn của nhà vua An Dương Vương mà còn là cơ hội để phát huy các giá trị văn hóa dân gian thông qua các nghi lễ, trang phục, âm nhạc, múa rối cùng các trò chơi dân gian.

Ngoài ra, lễ hội còn là dịp để nhân dân vùng Cổ Loa nói riêng và cả nước nói chung thể hiện tinh thần đoàn kết, uống nước nhớ nguồn. Đồng thời, lễ hội Đền Cổ Loa cũng góp phần giáo dục về lịch sử, truyền thống và nguồn gốc của đất nước. Đây là cơ hội để giới trẻ hiểu hơn về những công lao to lớn của thế hệ cha ông đi trước, từ đó ngày càng trân trọng và phát huy hơn nữa truyền thống yêu nước của dân tộc.  Với những ý nghĩa và giá trị to lớn đó, ngày 3/2/2021, lễ hội Cổ Loa đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Ý nghĩa lễ hội đền Cổ Loa nhằm tưởng nhớ công lao vị vua An Dương Vương

Ý nghĩa lễ hội đền Cổ Loa nhằm tưởng nhớ công lao vị vua An Dương Vương (Ảnh: Sưu tầm)

3. Địa điểm và thời gian tổ chức lễ hội đền Cổ Loa

Trước đây, lễ hội đền Cổ Loa được tổ chức từ 3 năm đến 5 năm một lần, bắt đầu từ ngày mồng 6 và kéo dài đến hết ngày 18 tháng Giêng.  Sau năm 1952, lễ hội do làng Cổ Loa duy trì với quy mô nhỏ, nghi lễ đơn giản hơn. Đến năm 1990, lễ hội dần được khôi phục và tổ chức hàng năm với sự tham gia của cư dân Bát xã Loa Thành gồm: Cổ Loa, Ngoại Sát, Văn Thượng, Đài Bi, Mạch Tràng, Cầu Cả, Thư Cưu, Sằn Giã.

Đến thời điểm hiện tại, lễ hội đền Cổ Loa được tổ chức tại đền Cổ Loa thuộc địa phận xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội. Vậy, lễ hội đền Cổ Loa diễn ra trong khoảng bao nhiêu ngày? Theo đó, lễ diễn ra trong 2 ngày là mùng 5 và mùng 6. Trong đó mùng 6 là ngày hội chính, quy mô lớn có sự giám sát giữa Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội, cơ quản quản lý nhà nước của Thành Phố, Ban quản lý khu di tích Cổ Loa và chính quyền các cấp huyện – xã – thôn. Sau ngày mồng 6, 7 làng còn lại trong “Bát xã hội nhi” sẽ tổ chức lễ hội tại làng mình cho đến ngày 18 tháng Giêng mới kết thúc.

Lễ hội được tổ chức tại đền Cổ Loa thuộc địa phận xã Cổ Loa, huyện Đông Anh

Lễ hội được tổ chức tại đền Cổ Loa thuộc địa phận xã Cổ Loa, huyện Đông Anh (Ảnh: Sưu tầm)

>>> Lưu ngay: Lưu ngay kinh nghiệm du lịch gần Hà Nội 1 ngày chi tiết nhất

4. Tìm hiểu về lễ hội Cổ Loa vào ngày chính hội

Lễ hội đền Cổ Loa bắt đầu từ ngày mồng 5, tuy nhiên mồng 6 mới là ngày chính hội với nhiều hoạt động hấp dẫn, thú vị.

4.1. Phần lễ với nhiều nghi thức trang nghiêm

Từ sáng sớm ngày mùng 6 tháng Giêng, các xã trong “Bát xã hội nhi” bắt đầu rước kiệu của xã mình về làng Cổ Loa theo hai phía là Đông và Tây. Đến 7 giờ sáng, theo trống lệnh, cả 2 đoạn sẽ cùng tiến vào đền Thượng và nhập đoàn làm một. Sau đó, anh Cả Quậy sẽ vào tiến lễ rồi lần lượt Bát xã dâng lễ vào cung vua.

Hai cụ chiêng đại cử và thủ hiệu trống đại thực hiện 3 hồi 9 tiếng khai mạc lễ hội đền Cổ Loa. Trước cửa đền, anh Cả Quậy đọc lời chúc mừng, làm lễ và đọc lời mật khẩn. Sau phần khai mạc là buổi tế Hội đồng ở Cổ Loa với thời gian kéo dài hơn hai tiếng – đây là nghi thức quan trọng với mục đích đón rước và thỉnh mời thần về dự hưởng lễ vật.

Khép lại phần lễ là nghi thức rước kiệu Bát Xã. Xuất phát từ đền Thượng, kiệu của các làng sẽ lần lượt xuất phát từ sân Rộng Thượng xuống sân Rồng Hạ, ra cửa đền, đi về phía Tây, xuống phía Nam, sang phía Đông đến ngã tư thì đoàn kiệu làng Cổ Loa rước thẳng vào đình Ngự Triều Di Quy ngự ở đó. Các làng còn lại trong Bát xã rẽ trái đi về đường phía Tây Nam và tiếp tục tổ chức hội tại làng mình từ mồng 8 đến 16 tháng Giêng.

Nghi thức rước kiệu tại lễ hội

Nghi thức rước kiệu tại lễ hội (Ảnh: Sưu tầm)

4.2. Phần hội đặc sắc với các trò chơi dân gian

Phần hội tại lễ hội đền Cổ Loa hấp dẫn du khách gần xa với nhiều trò chơi dân gian thú vị, đặc sắc. Trong đó có thể kể đến như: đu tiên, bắn nỏ, hát tuồng, múa rối nước… Những trò chơi này không chỉ tạo ra không khí sôi nổi mà còn chứa đựng nét đẹp văn hóa và mang đậm giá trị truyền thống dân tộc.

Trò chơi cờ người tại lễ hội

Trò chơi cờ người tại lễ hội (Ảnh: Sưu tầm)

>>> Mách bạn: Du lịch gia đình gần Hà Nội có gì? Khám phá 20 địa điểm HOT nhất 2023

5. Những lễ hội cổ truyền hấp dẫn khác ở Hà Nội

Bên cạnh lễ hội đền Cổ Loa, Hà Nội còn có nhiều lễ hội cổ truyền hấp dẫn khác thu hút du khách thập phương đến khám phá và trải nghiệm!

5.1. Lễ hội đền Gióng

  • Địa điểm: xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội
  • Thời gian diễn ra: từ ngày 6 đến ngày 8 tháng 1 Âm lịch

Hội Gióng được tổ chức từ ngày 6 đến ngày 8 tháng 1 Âm lịch hàng năm nhằm tưởng nhớ anh hùng Gióng – người có công lớn trong việc đánh đuổi giặc Ân. Trong thời gian 3 ngày chính hội sẽ lần lượt diễn ra các nghi lễ truyền thống gồm: lễ khai quang, lễ rước, lễ dâng hương và dâng hoa tre. Đặc biệt, tham dự hội đền Gióng tại Hà Nội du khách sẽ được chiêm ngưỡng lễ rước voi vô cùng hoành tráng.

Lễ hội đền Gióng diễn ra tại xã Sóc Sơn

Lễ hội đền Gióng diễn ra tại xã Sóc Sơn (Ảnh: Sưu tầm)

5.2. Lễ hội chùa Hương

  • Địa điểm: xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội
  • Thời gian diễn ra: từ mùng 6 tháng Giêng đến hạ tuần tháng 3 Âm lịch

Cùng với lễ hội đền Cổ Loa, lễ hội chùa Hương cũng là một trong những lễ hội lớn nhất ở nước ta diễn ra vào dịp đầu năm và thu hút đông đảo du khách thập phương đến đây trẩy hội. Bên cạnh việc thắp hương, chiêm bái, tham gia hội chùa Hương bạn còn được tham gia nhiều hoạt động hấp dẫn như: leo núi, bơi thuyền, nghe hát dân ca…

Lễ hội chùa Hương diễn ra vào dịp đầu năm mới

Lễ hội chùa Hương diễn ra vào dịp đầu năm mới (Ảnh: Sưu tầm)

5.3. Lễ hội làng gốm Bát Tràng

  • Địa điểm: Đình Bát Tràng, xã Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội
  • Thời gian diễn ra: từ ngày 14 đến hết ngày 16/2 Âm lịch hằng năm

Đến làng gốm Bát Tràng vào dịp Tết đến xuân về du khách sẽ có cơ hội tham gia vào lễ hội Làng Bát Tràng sôi động, nhộn nhịp. Với mục đích tôn vinh nghề làm gốm truyền thống, lễ hội diễn ra nhiều hoạt động thú vị như: rước nước, tắm bài vị, rước bài vị ra đình, chơi cờ người và hát thờ.

Lễ hội làng nghề Bát Tràng

Lễ hội làng nghề Bát Tràng (Ảnh: Sưu tầm)

5.4. Lễ hội Gò Đống Đa

  • Địa điểm: Gò Đống Đa, phường Quang Trung, Quận Đống Đa, Hà Nội.
  • Thời gian diễn ra: mùng 5 tết Nguyên Đán

Ngoài lễ hội đền Cổ Loa, Hà Nội còn có một lễ hội thu hút du khách không kém là lễ hội Gò Đống Đa. Lễ hội này được diễn ra nhằm tưởng nhớ chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa lẫy lừng của vua Quang Trung. Lễ hội được tổ chức với quy mô thành phố tại phường Quang Trung, quận Đống Đa. Tham gia lễ hội, du khách sẽ được chiêm ngưỡng đám rước hoành tráng với nhiều màu sắc rực rỡ kéo dài từ đình làng Khương Thượng đến gò Đống Đa. Ngoài ra, lễ hội còn có nhiều trò chơi thú vị như: đấu võ, kéo co, cờ người…

Lễ hội gò Đống Đa

Lễ hội gò Đống Đa (Ảnh: Sưu tầm)

5.5. Lễ hội chùa Thầy

  • Địa điểm: xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội
  • Thời gian diễn ra: từ ngày 5 đến ngày 7 tháng 3 Âm lịch hàng năm

Lễ hội chùa Thầy được diễn ra hằng năm tại xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai nhằm ghi nhớ công ơn ông tổ của nghệ thuật rối nước truyền thống – Pháp sư Từ Đạo Hạnh. Tham gia lễ hội, du khách sẽ được thưởng thức các màn biểu diễn múa rối nước đặc sắc và trải nghiệm các hoạt động như: leo núi, chiêm bái, thắp hương…

Lễ hội chùa Thầy diễn ra tại xã Sài Sơn

Lễ hội chùa Thầy diễn ra tại xã Sài Sơn (Ảnh: Sưu tầm)

Bên cạnh lễ hội đền Cổ Loa cùng các nhiều lễ hội hấp dẫn khác, đến Hà Nội du khách đừng bỏ qua cơ hội phá đảo thêm các tạo độ vui chơi giải trí hấp dẫn khác như VinWonders Hà NộiVinKE & Vinpearl Aquarium.

Là công viên giải trí tọa lạc ở phía Đông Thủ đô, VinWonders Hà Nội được thiết kế với hồ nước mặn lớn nhất Châu Á, bể tạo sóng lớn nhất thế giới cùng các cụm trò chơi dưới nước siêu hấp dẫn. Đến đây, du khách sẽ được thỏa thích vùng vẫy, trải nghiệm biển xanh – cát trắng cùng nhiều hoạt động thú vị như: lướt sóng, chèo thuyền kayak, bơi lội…

Trải nghiệm biển xanh – cát trắng tại VinWonders Hà Nội

Trải nghiệm biển xanh – cát trắng tại VinWonders Hà Nội

 

ĐẶT VÉ VINWONDERS HÀ NỘI NHẬN ƯU ĐÃI NGAY

 

Với những gia đình có trẻ nhỏ, bạn có thể dẫn bé đến VinKE & Vinpearl Aquarium tại TTTM Vincom Mega Mall Times City. Đến với VinKE, bé sẽ được thỏa thích tham gia các trò chơi thú vị trong nhà. Ngoài ra, VinKE còn mang đến nhiều mô hình nghề nghiệp như: đầu bếp, cảnh sát giao thông, lính cứu hỏa… để bé được trải nghiệm và nâng cao sự tự tin, khả năng giao tiếp của mình.

VinKE mang đến không gian học mà chơi lý tưởng cho bé

VinKE mang đến không gian học mà chơi lý tưởng cho bé

Kết thúc hành trình khám phá VinKE, bố mẹ có thể dẫn bé đến thủy cung Vinpearl Aquarium Times City. Được xây dựng với đường hầm mái vòm lung linh, đến thủy cung bạn sẽ được tha hồ check in, khám phá đời sống của các sinh vật biển tại 3 phân khu gồm: khu nước ngọt, khu nước mặn và khu hang động bò sát.

Khám phá thế giới đại dương tại thủy cung Times City

Khám phá thế giới đại dương tại thủy cung Times City

>>> Booking vé vào cửa VinKE & Vinpearl Aquarium và VinWonders Hà Nội ngay hôm nay để hành trình khám phá Thủ đô thêm trọn vẹn!

Lễ hội đền Cổ Loa không chỉ là một di sản văn hóa phi vật thể mà còn là hoạt động văn hóa thể hiện tình yêu nước, truyền thống uống nước nhớ nguồn – ăn quả nhớ kẻ trồng cây của dân tộc ta. Nếu có dịp ghé Hà Nội vào dịp đầu xuân, bạn đừng bỏ qua cơ hội đến huyện Đông Anh để hòa mình vào không khí sôi động của lễ hội.

 

Tham khảo các ưu đãi VinWonders hot nhất

Theo gõi chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết tại:

Trang chủ: https://thcshiephoa.edu.vn/

Phương Anh

Phương Anh là một độc giả trên website: https://thcshiephoa.edu.vn/ chuyên về lĩnh vực giáo dục và thông tin hữu ích. Cô ấy rất đam mê học hành và luôn tìm kiếm những kiến thức mới để nâng cao trình độ của mình. Với sự tò mò và ham học hỏi, Phương Anh luôn đọc và tìm hiểu những thông tin mới nhất về các chủ đề liên quan đến giáo dục, sức khỏe và cuộc sống. Cô ấy mong muốn chia sẻ những kiến thức hữu ích của mình để giúp đỡ những người khác có thể học hỏi và phát triển bản thân một cách tốt nhất.

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button